Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bệnh đậu mùa khỉ đang có xu hướng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới. Mặc dù bệnh này có triệu chứng không quá nghiêm trọng và nguy cơ lây lan cũng không cao như dịch COVID 19, nhưng theo các chuyên gia y tế cho biết, căn bệnh này khá nguy hiểm và cần có nhiều biện pháp phòng tránh kịp thời. Để hạn chế tối đa do bệnh đậu mùa khỉ gây ra, Bộ Y tế đã có những hướng dẫn cụ thể cho cách phòng bệnh đậu mùa khỉ.

1. Bệnh đậu mùa khỉ và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh đậu mùa khỉ là nhóm bệnh khá hiếm gặp và nguyên nhân do virus đậu mùa khỉ gây ra, bệnh có cùng họ với bệnh đậu mùa. Mặc dù vậy bệnh này có thể ít nghiêm trọng hơn. Có nhiều nghiên cứu nhận định rằng khi thực hiện chích ngừa đậu mùa được chứng minh sẽ đạt khoảng 85% hiệu quả phòng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không cần thực hiện tiêm chủng đậu mùa hàng loạt để chống lại sự gia tăng đột biến của các bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh và bùng phát cũng như chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, thì các cơ quan y tế cộng đồng có thể thực hiện kêu gọi mọi người cần thực hiện vệ sinh thật tốt và khi quan hệ tình dục cần đảm bảo an toàn để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh này.

Đậu mùa khỉ là căn bệnh đã xuất hiện từ lâu và phần lớn các trường hợp mắc bệnh thường lây lan qua đường tình dục, và đặc biệt xuất hiện nhiều ở nam giới bị đồng tính hoặc lưỡng tính. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO khẳng định, bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus cũng như mắc bệnh đậu mùa khỉ. Trẻ em, phụ nữ đang mang thai, những người bị suy giảm hệ miễn dịch là nhóm đối tượng có nguy cơ đặc biệt cao. WHO cũng thông báo những ai tiếp xúc gần với người bệnh hoặc nguồn lây nhiễm cũng có thể có khả năng cao mắc bệnh.

2. Diễn biến phức tạp và những nguy hiểm của bệnh đậu mùa

Thời gian gần đây bệnh đậu mùa khỉ lại có xu hướng lây lan rộng và nguy cơ bùng phát cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch châu Phi cho biết tính đến đầu năm 2022 thì lục địa này đã ghi nhận khoảng 1579 ca nhiễm bệnh ở các quốc gia như Cộng Hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cameroon...

Tại thời điểm này bệnh đậu mùa khỉ có thể đang diễn biến khá phức tạp trên nhiều quốc gia toàn thế giới. Hơn nữa, bệnh đậu mùa khỉ đã lây sang nhiều quốc gia mà những quốc gia ngày đều ăn ngoài vùng có dịch bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành.

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ

Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh trong vòng từ 5 đến 21 ngày. Giai đoạn khởi phát của bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khá điển hình như mệt mỏi, đau đầu, sốt, ớn lạnh,... Người bệnh cũng có thể xuất hiện nổi ban ở vùng mặt, lòng bàn tay, bàn chân và đặc biệt ở cơ quan sinh dục.

Phần lớn những trường hợp người bệnh bị nhiễm virus đậu mùa khỉ sẽ hồi phục sức khoẻ sau 2 đến 4 tuần kể từ khi xuất các triệu chứng gây bệnh. Thêm vào đó, có một số trường hợp mắc bệnh gặp phải biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng phổi, viêm phổi, nhiễm trùng mắt gây mất thị giác và thậm chí có thể gây ra tình trạng tử vong cho người bệnh.

Với trường hợp người bệnh là trẻ em hoặc người có bệnh lý nền hoặc có sức đề kháng yếu thì sẽ thường xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ sẽ cao hơn so với người trưởng thành.

Phương pháp giúp để chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ có thể cần phải khai thác tiền sử bệnh lý để kiểm tra đối tượng nghi ngờ nhiễm virus đã từng mắc bệnh, hoặc có tiếp xúc với người bệnh đậu mùa khỉ, hoặc có thể bị động vật cào, cắn... Từ đó, để có chứng cứ chắc chắn và rõ ràng hơn các chuyên gia y tế sẽ thực hiện thêm xét nghiệm PCR và sinh thiết để có những dữ liệu quan trọng cũng như đưa ra chẩn đoán xác định cho điều trị bệnh.

4. Cách phòng ngừa mắc bệnh đậu mùa khỉ

Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ, chúng ta không nên chủ quan về căn bệnh này. Đặc biệt hơn là những đối tượng có hệ miễn dịch kém, người gia, trẻ em. Mọi người có thể áp dụng một số biện pháp sau trong việc giúp phòng ngừa mắc bệnh đậu mùa khỉ.

  • Trong trường hợp có những biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, thì bạn nên tự cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Đồng thời tự liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn trực tiếp trong điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu.
  • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh thì cần phải đảm bảo phòng hộ để tránh nhiễm khuẩn chéo. Với những trường hợp cần tiếp xúc trực tiếp để chăm sóc người bệnh thì cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh.
  • Cần sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc có thể tiếp xúc với các trường hợp mà có dấu hiệu của bệnh.
  • Virus đậu mùa khỉ có thể bám trên các bề mặt, đồ dùng vì thế, nếu nghi ngờ có người mắc bệnh, chúng ta cần thường xuyên thực hiện vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ virus còn tồn tại trên bề mặt và có điều kiện tốt để lây nhiễm sang người lành. Khi chúng ta sử dụng chung đồ và có một người bị mắc đậu mùa khỉ thì người thứ 2 có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và đảm bảo chung thuỷ một vợ một chồng.
  • Không nên tiếp xúc với những loại động vật có nguy cơ nhiễm virus đầu mùa khi chẳng hạn như những động vật bị chết, động vật đang bị bệnh, chó đồng, khỉ, và một số loại động vật gặm nhấm khác hoặc người bệnh có tiền sử mắc bệnh.
  • Cần thực hiện tốt quy trình vệ sinh tay bằng việc rửa tay bằng xà phòng, cồn, chất khử trùng. Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi tiếp xúc với đối tượng có nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Thường xuyên có thói quen vệ sinh bàn tay để tránh lây nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm.
  • Nên lưu ý khi sử dụng các loại động vật có nguồn gốc và đảm bảo an toàn khi chế biến cũng như thức ăn phải được nấu chín. Không nên sử dụng các loại thịt tái có thể tăng cao nguy mắc bệnh.

Phòng ngừa đậu mùa khỉ khá đơn giản và có thể mang lại nhiều hiệu quả cao. Mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, nhưng với tình trạng diễn biến ở các quốc gia khác nên chúng ta không được chủ quan. Đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp và chích ngừa đậu màu nhằm giảm thiểu tình trạng mắc bệnh trong cộng đồng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan