Bị cảm lạnh và cúm: 10 cách để cảm thấy tốt hơn

Đau họng, ho, hắt hơi và sụt sịt là những triệu chứng của cảm lạnh hoặc bị cảm cúm. Đáng tiếc là không có cách nào có thể chữa trị cảm lạnh hoặc cảm cúm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn có thể thấy dễ chịu nhanh hơn với các cách sau đây.

1. Nghỉ ngơi

Khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường. Vì vậy, nghỉ ngơi là ưu tiên hàng đầu của bạn. Bạn nên ở nhà, không đi làm hoặc đi học, và vẫn giữ các thói quen hàng ngày của bạn cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

2. Đi ngủ

Hãy cuộn tròn người trong chiếc chăn để nghỉ ngơi, không nên thức khuya xem ti vi. Việc ngủ ít sẽ hệ thống miễn dịch của bạn yếu đi, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Hãy đi ngủ sớm, và nhớ ngủ trưa. Nếu các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm làm bạn không ngủ được, hãy thử sử dụng thêm một chiếc gối để nâng cao đầu của bạn. Điều này có thể làm giảm áp lực xoang và giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Hay đau đầu, ngủ mơ, thức dậy khó chịu
Cảm cúm có thể khiến người bệnh thấy khó ngủ

3. Uống nhiều nước giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

Việc uống nhiều nước sẽ làm giảm chất nhầy ở niêm mạc và giảm sung huyết. Nó cũng giúp ngăn ngừa đau đầu và mệt mỏi do mất nước gây ra. Hãy cầm một cái ly nước hoặc một cái chai có thể tái sử dụng trên tay, sau đó đổ đầy nước vào đó để uống. Không nên dùng soda có cafein, cà phê và rượu vì nó sẽ làm cơ thể bạn khô hơn.

4. Súc miệng bằng nước muối để chữa cảm lạnh, cảm cúm

Đây là một cách tốt để làm dịu cổ họng đang đau nhói. Nước muối làm giảm sưng và giảm chất nhầy. Cho một phần tư đến một nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm rồi khuấy đến khi nó hòa tan và súc miệng vài lần một ngày.

5. Nhâm nhi đồ uống nóng

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, thật thoải mái khi được nghỉ ngơi với một tách trà bên cạnh. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nước nóng cũng có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau họng và mệt mỏi. Hãy thử nhấm nháp trà thảo mộc không chứa caffein, nước chanh hoặc nước dùng ấm.

6. Uống một thìa mật ong

Độ dính của mật ong sẽ làm dịu cơn ho của bạn khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ ăn khoảng nửa muỗng mật ong trước khi đi ngủ sẽ ngủ ngon hơn và ho ít hơn những đứa trẻ dùng thuốc giả dược.

Hãy pha mật ong với một tách trà không caffeine hoặc nước chanh. Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

7. Tắm nước nóng

Hít thở hơi nước có thể làm ẩm cổ họng và mũi, cũng như làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Mặc dù nghiên cứu chưa chắc chắn về việc liệu phương thuốc này có hiệu quả hay không, nhưng không có hại gì khi thử nó. Hơi nóng cũng có thể giúp bạn thư giãn các cơ bắp đang bị đau nhức.

tắm nước nóng
Tắm nước nóng có thể làm ấm và giảm tình trạng nghẹt mũi

8. Sử dụng thuốc cảm cúm, cảm lạnh

Sử dụng thuốc sẽ làm giảm triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, và nhớ không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi mà không được sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa.

Các bác sĩ thường khuyên dùng acetaminophen để hạ sốt và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng một loại thuốc cảm lạnh, cảm cúm khác, hãy đảm bảo là không có acetaminophen trong thuốc đó. Nó là một thành phần phổ biến trong nhiều loại thuốc không kê đơn, nhưng uống quá nhiều có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, hãy kiểm tra thành phần thuốc và hỏi dược sĩ nên dùng liều lượng bao nhiêu là đủ.

Ngoài ra, để giảm triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Viên ngậm chữa đau họng: Trong viên ngậm có các loại thảo mộc và các thành phần khác có thể làm dịu cảm giác đau.
  • Thuốc thông mũi chữa nghẹt mũi: Thuốc này có tác dụng thu nhỏ các mạch máu trong mũi để có thể mở đường thở. Tuy nhiên, thuốc dạng lỏng hoặc thuốc viên có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn. Sử dụng thuốc xịt thông mũi và thuốc nhỏ quá nhiều khi bị cảm lạnh, cảm cúm có thể gây nghẹt mũi nhiều hơn, vì vậy đừng sử dụng chúng quá 3 ngày.
  • Thuốc long đờm: Nó có thể giúp làm long đờm.
  • Thuốc kháng histamin để làm khô mũi, giảm triệu chứng sổ mũi. Thuốc này giúp ngăn chặn các triệu chứng hắt hơi và sụt sịt khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Dùng thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin cùng nhau có thể hữu ích hơn là chỉ dùng một loại.

9. Sử dụng bình xịt nước muối hoặc rửa mũi

Thuốc xịt nước muối (loại không cần kê đơn) làm cho lỗ mũi của bạn ẩm ướt, giúp cho việc xì mũi được dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể muốn thử phương pháp rửa mũi. Bạn hãy nhẹ nhàng đổ dung dịch muối vào một lỗ mũi và để nó chảy ra ngoài từ lỗ mũi bên kia.

Phương pháp này giúp rửa sạch chất nhầy khô để bạn có thể thở dễ dàng hơn. Bạn có thể mua nước rửa mũi, sử dụng ống tiêm hoặc bình rửa mũi.

Nếu bạn tự làm, luôn đảm bảo nước muối được pha bằng nước cất hoặc nước được làm lạnh, hoặc nước đun sôi.

Rửa mũi
Người bệnh có thể sử dụng phương pháp rửa mũi khi bị cảm cúm

10. Ăn súp gà

Ăn súp gà khi bị cảm lạnh, cảm cúm thực sự có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy súp gà có thể làm dịu chứng viêm trong cơ thể bạn. Điều này giúp làm giảm một số triệu chứng chẳng hạn như đau và nghẹt mũi. Hơn nữa, món ăn này ở dạng lỏng và cũng có chứa calo để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan