Đêm ngủ bé hay lăn lộn, có phải do thiếu vitamin D không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn, trằn trọc, giật mình quấy khóc... là những vấn đề thường gặp nhưng là nỗi lo lắng lớn của những phụ huynh có con nhỏ. Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình kiến thức trong việc xử lý trẻ sơ sinh ngủ hay lăn lộn.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, lăn lộn

Trẻ sơ sinh đã hình thành hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể, đặc biệt là não bộ, tuy nhiên về mặt chức năng lại chưa toàn diện, cần thêm thời gian để hoàn thiện cho đến khi trẻ đủ tuổi trưởng thành. Não bộ và hệ thần kinh trung ương là nơi thực hiện nhiều chức năng phức tạp nhất, cần tiếp tục phát triển về mặt chức năng, giải phẫu, tâm sinh lý... và hoàn thành ở tuổi lên 6.

Trong những giai đoạn đầu tiên, giấc ngủ của bé là cực kỳ quan trọng, chính não bộ là nơi nhận nhiệm vụ cấp yếu liên quan đến giấc ngủ của bé. Não bộ là trung tâm điều khiển tình trạng thức hoặc ngủ của trẻ.

Khi bé ngủ sâu giấc, vỏ não có nhiệm vụ ức chế hầu hết các hoạt động có ý thức. Trong khi các vùng não khác điều khiển các vận động vô thức (hệ thần kinh thực vật) vẫn diễn ra bình thường như nhịp thở, nhịp tim, nhu động ruột, nhu động hệ tiết niệu...

Đối với lứa tuổi sơ sinh, não bộ vẫn chưa hoàn thiện về mặt chức năng nên việc điều khiển giấc ngủ là công việc khá khó khăn. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn, hay vận động tay chân hoặc có các biểu hiện cảm xúc như cười, khóc thất thường... là do não bộ thể không ức chế hoàn toàn được các hoạt động có ý thức khi bé ngủ.

Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ

Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Một số yếu tố làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

  • Bé đang ở độ tuổi phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng lại không được bổ sung đầy đủ các chất vi khoáng hoặc không được tắm nắng để bổ sung vitamin D, dẫn đến thiếu canxi, magie, photpho... Hậu quả là hệ thần kinh của bé trở nên nhạy cảm hơn do thiếu các yếu tố vi lượng này.
  • Bé ở giai đoạn phát triển các động tác cơ bản, vì vậy bé sẽ cử động mạnh hơn trước, hoạt động tay chân nhiều hơn trong ngày, gây nên các biểu hiện dư âm tương tự trong giấc ngủ.
  • Trẻ bắt đầu biết giao tiếp với mọi người xung quanh, có những tác động về tâm lý, cảm xúc như vui, buồn, lo lắng, sợ hãi... làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn quấy khóc.
  • Một số bệnh lý khiến trẻ quấy khóc, sốt, đau nhức, khó chịu...
  • Một số hoạt động sinh lý bình thường cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc như mắc tiểu, đau bụng đi đại tiện đói bụng...
  • Chế độ ăn uống của trẻ bị thay đổi khi trẻ tập ăn thức ăn lạ hoặc trẻ bị ép ăn những thứ không thích... việc này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của trẻ.

Não bộ của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên không ức chế được hoạt động có ý thức khi bé ngủ
Não bộ của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên không ức chế được hoạt động có ý thức khi bé ngủ

3. Xử lý trẻ sơ sinh ngủ hay lăn lộn

3.1 Tạo không gian ngủ thoải mái cho bé

Phòng ngủ của bé nên được lau chùi, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Các vật dụng như giường chiếu, chăn đệm được giặt giũ, phơi khô ráo mỗi tuần trước khi cho bé sử dụng.

Một trong các cách xử lý trẻ sơ sinh ngủ hay lăn lộn là duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ cơ thể của trẻ. Không gian phòng ngủ dành cho bé sơ sinh phải thật sự yên tĩnh, thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp bên ngoài chiếu vào và giữ độ sáng vừa phải.


Tạo cho trẻ một không gian ngủ thật thoải mái
Tạo cho trẻ một không gian ngủ thật thoải mái

3.2 Để bé thoải mái tâm lý trước khi đi ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc một phần là do trẻ hay nghịch ngợm, quậy phá nên bị bố mẹ la rầy, quát mắng và vô tình ảnh hưởng nặng lên tâm lý của bé. Điều này góp phần làm cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc. Do đó, phụ huynh cần có phương pháp giáo dục bé thích hợp, tránh la rầy vô cớ làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý con nhỏ.

3.3 Hạn chế cho trẻ vận động trước khi ngủ

Tuy cho trẻ vui chơi, hoạt động tay chân là việc làm tốt, giúp trẻ phát triển xương khớp, vận động nhưng nếu trẻ vui chơi quá mức thì lại gây hại và là yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Do đó, tốt nhất để hạn chế việc trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, ba mẹ cần hạn chế các cho trẻ vận động quá sức, đặc biệt là trước khi ngủ.

3.4 Vệ sinh cho trẻ trước khi ngủ

Một cơ thể sạch sẽ là yếu tố góp phần giúp giấc ngủ trẻ sâu giấc, không quấy khóc lăn lộn khi ngủ. Do đó, cần vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để bé có giấc ngủ ngon, sâu hơn.


Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp bé ngủ sâu giấc hơn
Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp bé ngủ sâu giấc hơn

Tuy nhiên, bố mẹ nên tắm bé thật nhanh và hạn chế ngâm bé trong nước quá lâu sẽ gây ra một số bệnh như cảm cúm, nhiễm nước... nên lau khô người, mặc quần áo thông thoáng, thoải mái nhất cho bé trước khi ngủ.

3.5 Tư thế ngủ thoải mái

Một tư thế ngủ đúng, thoải mái giúp cho giấc ngủ bé được duy trì lâu hơn, bé không lăn lộn quấy khóc nữa. Bố mẹ nên nhẹ nhàng thay đổi tư thế trẻ sao cho hợp lý nhất, vừa tránh làm trẻ thức giấc mà còn giúp trẻ thoải mái khi ngủ.

3.6 Chế độ dinh dưỡng đủ chất

Các mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các chất như canxi, kẽm, sắt, omega 3, vitamin nhóm B, protein.... để tránh tình trạng bé thiếu chất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, nên phơi nắng cho trẻ mỗi ngày khoảng 30 phút để hấp thụ vitamin D, giúp xương khớp chắc khỏe.

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe