Trẻ em ăn gừng được không?

Gừng có đặc tính chống viêm và thường được ca ngợi về khả năng hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa và giúp giảm buồn nôn hoặc say tàu xe. Ngoài ra, loại thảo mộc này có thể giúp lưu thông và giảm ứ trệ tuần hoàn. Gừng có hương vị cay mà trẻ em có thể thích hoặc không. Khi trẻ bước qua 9 tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn cứng, bố mẹ có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn của trẻ.

1. Trẻ em ăn gừng được không?

Lợi ích sức khỏe của gừng đối với trẻ sơ sinh tuy phong phú nhưng chưa được nhiều người biết đến. Mặc dù gừng thường được sử dụng phổ biến nhất để giảm ho ở trẻ sơ sinh, gừng cũng có thể mang lại những lợi ích khác.

  • Giảm chứng đầy hơi

Đầy hơi hoặc các vấn đề liên quan đến sự ứ khí trong đường tiêu hóa có thể gây khó chịu không chỉ cho người lớn mà còn cho cả trẻ sơ sinh. Việc sử dụng gừng để điều trị các vấn đề về dạ dày, chủ yếu là sự hiện diện của khí trong ruột, đã có từ lâu đời. Cho trẻ em ăn gừng có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thừa trong đường tiêu hóa.

  • Làm cho gan khỏe mạnh

Lá gan của con người là một trong những cơ quan lớn nhất và mạnh nhất trong cơ thể, vì nó phải đảm nhiệm chuyển hóa hầu hết mọi hợp chất. Tuy nhiên, khi gan của trẻ vẫn đang phát triển, ngộ độc thực phẩm rất có thể xảy ra và nhanh chóng trở nên phức tạp. Chất chiết xuất từ gừng giúp tăng khả năng chịu đựng của gan và bảo vệ cơ thể trước những chất độc và vi sinh vật gây hại.

  • Tăng cường miễn dịch

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh theo mùa như cảm cúm, cảm lạnh và ho. Gừng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch như tuyến phòng thủ đầu tiên để bảo vệ cơ thể. Trong tất cả các vấn đề về đường hô hấp, cha mẹ thường lo sợ nhất về bệnh viêm phế quản. Khi đó, màng nhầy của đường hô hấp bị viêm, gây ra khó thở. Cho trẻ uống hỗn hợp bột gừng khô, hạt tiêu, bột đinh hương và mật ong ba lần mỗi ngày để tăng cường khả năng miễn dịch.

  • Làm dịu cơn ho gà

Bệnh ho gà dễ lây lan, ho kéo dài có thể gây tổn thương nhu mô phổi. Hệ hô hấp của em bé rất mỏng manh và cần một thứ gì đó để thúc đẩy và bảo vệ hệ thống này. Bổ sung một lượng nhỏ hỗn hợp nước gừng và mật ong có thể giúp trẻ sơ sinh hồi phục sau cơn ho.

  • Làm giảm buồn nôn và say tàu xe

Say tàu xe thậm chí vẫn có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi chúng đi trên ô tô hoặc máy bay. Nếu em bé của bạn phải đối mặt với tình trạng buồn nôn và say tàu xe, bổ sung cho trẻ một lượng nhỏ gừng có thể giúp giữ thức ăn trong dạ dày và giảm nguy cơ nôn mửa và trào ngược axit.

  • Giảm đau dạ dày

Để giảm đau dạ dày cho trẻ uống một ít nước gừng trộn với một ít nước cốt chanh để giúp làm dịu dạ dày. Lặp lại một vài lần mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể những vấn đề khó chịu này.

  • Hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa

Gừng có khả năng chống lại các vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. Chứng khó tiêu, đầy bụng và táo bón đều có thể được ngăn ngừa một cách hiệu quả bằng việc sử dụng gừng bổ sung trong thức ăn của trẻ.

Trẻ em ăn gừng
Trẻ em ăn gừng được không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

2. Cách cho trẻ em ăn gừng

Dưới đây là một số công thức nấu ăn kết hợp với gừng mà bố mẹ có thể tham khảo.

  • Trà gừng

Lấy một vài miếng gừng và cho vào chảo có nước. Để nước đạt đến độ sôi. Sau đó, để hỗn hợp sôi trong vài phút ở lửa nhỏ. Tắt lửa và lọc bỏ gừng lấy chất lỏng. Cho trẻ uống trà gừng hai lần một ngày.

  • Sữa gừng

Nếu con bạn đã bắt đầu uống sữa bò, bạn có thể thêm bột gừng khô vào. Đây là một phương thuốc tuyệt vời để trị cảm lạnh và ho ở trẻ em.

  • Tinh dầu gừng

Đun sôi một vài miếng gừng trong nước. Khi hơi bắt đầu bay, hãy bảo tẻ hít hơi gừng. Phương pháp này được coi là an toàn hơn so với các phương pháp xông hơi với tinh dầu khác hiện có trên thị trường

  • Kẹo gừng

Nếu trẻ lớn hơn hai tuổi, trẻ có thể ngậm kẹo gừng để giảm cảm cúm và say tàu xe.

3. Các biện pháp an toàn cần thực hiện khi cho trẻ dùng gừng

Trước khi phối hợp sử dụng gừng trong thức ăn của trẻ, hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Nhiều bậc cha mẹ kết hợp mật ong với gừng để cho trẻ uống nước gừng pha chế dễ dàng hơn. Điều này không nên được làm theo, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ hơn một tuổi.
  • Dị ứng với gừng rất hiếm xảy ra, nhưng tốt hơn hết là bạn nên giữ an toàn và chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào có thể cho thấy một tình trạng dị ứng. Hãy kiểm tra phản ứng dị ứng với gừng trong 4 ngày trước khi thực sự cho trẻ ăn gừng như một thành phần thông thường.

Có nhiều cách để đảm bảo rằng em bé của bạn nhận được tất cả các lợi ích y tế của gừng. Chúng tôi khuyên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ ăn gừng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ cần cung cấp đủ số lượng kẽm/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan