Gừng được biết đến như một loại hương vị giúp tăng hương vị cho món ăn, khử mùi. Ngoài ra, gừng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm buồn nôn và nôn, chống oxy hóa, giảm đau xương khớp.
1. Ăn gừng tươi có tốt?
Trước khi trả lời câu hỏi: “ Ăn gừng tươi có tốt không”, hãy đi tìm hiểu về gừng.
Gừng được mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi, Caribe và các vùng khí hậu nhiệt đới khác. Rễ của cây gừng được biết đến là một loại gia vị và hương liệu. Đồng thời, đây cũng là một phương thuốc truyền thống trong nhiều nền văn hóa trong hàng ngàn năm.
Ăn gừng tươi rất tốt và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng vào buổi sáng. Gừng là một phương pháp điều trị dân gian phổ biến cho chứng đau dạ dày và buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và chảy nước bọt. Các nghiên cứu cho thấy uống nước gừng có thể làm giảm buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai.
2. Tác dụng của việc ăn gừng tươi vào buổi sáng
2.1. Ngăn chặn sự phát triển của vi trùng
Một số hợp chất hóa học trong gừng tươi giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn như E.coli và shigella hoặc ngăn chặn các virus như RSV.
2.2. Tốt cho sức khỏe răng miệng
Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bạn luôn có hơi thở thơm tho. Các hợp chất hoạt động trong gừng như gingerols ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng.
2.3. Giảm căng thẳng, buồn nôn
Gừng giúp làm dịu đi những cơn đau dạ dày, đặc biệt là khi mang thai. Nó có thể hoạt động bằng cách phá vỡ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột. Gừng cũng làm giảm đi các triệu chứng say sóng hoặc buồn nôn do hóa trị.
2.4. Giảm đau cơ bắp
Gừng có tác dụng giảm đau cơ bắp tại chỗ và giảm đau nhức theo thời gian. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị đau cơ do tập thể dục khi uống nước gừng sẽ ít đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không uống.
2.5. Giảm các triệu chứng viêm khớp
Gừng chứa chất chống viêm, giảm sưng, giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Để giảm đau và sưng, người bệnh có thể uống nước gừng hoặc sử dụng gừng nén hoặc miếng dán trên da.
2.6. Kiểm soát ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy các phân tử hoạt tính sinh học trong gừng có thể làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tiền liệt tuyến.
2.7. Giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng gừng có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, cải thiện lượng đường trong máu.
2.8. Giảm đau
Gừng đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau như bị chuột rút trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong các nghiên cứu, những phụ nữ dùng 1.500 miligam bột gừng mỗi ngày một lần trong 3 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy ít đau hơn so với những phụ nữ không dùng.
2.9. Giảm cholesterol và chống lại bệnh tật
Một liều gừng hàng ngày có thể giúp bạn chiến đấu với mức cholesterol xấu. Gừng chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng. Chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim và các bệnh về phổi.
3. Các cách ăn gừng tươi buổi sáng
3.1. Tăng hương liệu cho cà phê buổi sáng
Cà phê là một trong những chất chống oxy hóa rất tốt. Khi cà phê kết hợp với gừng trở thành “bộ đôi” có tác dụng chống gốc tự do mạnh mẽ. Để phát huy được tác dụng của “bộ đôi” này, bạn chỉ cần thêm gừng xay vào cà phê (tối đa 1 muỗng cà phê mỗi cốc).
Ngoài ra, cà phê và gừng cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa.
3.2. Trà gừng bổ sung vitamin C hàng ngày
Trà gừng là một loại đồ uống phổ biến giúp làm ấm và mùa đông. Không chỉ làm ấm, gừng còn có tác dụng giữ bình tĩnh. Một tách trà gừng vào buổi sáng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm buồn nôn, say tàu xe hoặc ốm nghén do mang thai.
Bạn có thể dễ dàng tự pha trà gừng tại nhà bằng cách nghiền nhuyễn gừng và chế nước sôi trong vòng 10 phút. Bạn có thể thêm một chút đường để dễ uống hơn. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua trà gừng đóng gói trong các cửa hàng.
3.3. Thêm nước gừng vào sinh tố
Để có một thức uống buổi sáng lành mạnh, bạn có thể thử thêm nước gừng vào sinh tố.
Ngoài ra, nước gừng được sử dụng trong các món xào, trộn salad, bánh gừng, snaps gừng,...
Với việc bắt đầu buổi sáng với 1 lát gừng tươi, sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên cẩn thận với gừng, bởi nó có thể tăng nguy cơ sảy thai khi lạm dụng gừng.
Khi sử dụng với số lượng ít, gừng gần như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng với số lượng lớn < 5 gram/ ngày, gừng có thể gây phát ban, chứng ợ nóng, đau dạ dày,...
Ngoài ra, gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu nên hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng gừng và các sản phẩm từ gừng.
Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.
Nguồn tham khảo: webmd.com; healthline.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong