Đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

"Bệnh đau dạ dày nên ăn gì" là trăn trở của nhiều người khi đối mặt với những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng trên. Bệnh đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của bệnh và đặc biệt là chế độ ăn uống hỗ trợ quá trình chữa trị và phục hồi chức năng dạ dày.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Văn Quân, Phó trưởng khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Tổng quan về bệnh đau dạ dày  

Hiện nay, bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng khó tiêu như ợ chua, chướng bụng và đầy hơi. Ngoài ra, bệnh đau dạ dày còn biểu hiện qua các dấu hiệu khác như đau thượng vị, cảm giác chán ăn, buồn nôn và thậm chí là chảy máu tiêu hóa. Những triệu chứng điển hình này cần được chú ý để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Các nguyên nhân chính gây đau dạ dày

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh đau dạ dày nên ăn gì, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đau dạ dày, trong đó bao gồm:

  • Hút thuốc lá gây đau dạ dày.
  • Rượu bia.
  • Ăn uống bất hợp lý.
  • Vi Khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau dạ dày.
  • Tình trạng căng thẳng thường xuyên và kéo dài cũng gây ra đau dạ dày.
Bệnh viêm loét ở dạ dày.
Bệnh viêm loét ở dạ dày.

3. Các triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày là một triệu chứng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngoài cảm giác đau bụng, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác:

3.1 Đau thượng vị

Các cơn đau ở vùng thượng vị có thể từ âm ỉ đến rất dữ dội. Mức độ và tần suất của cơn đau thường tăng lên khi bệnh nặng hơn. Đau tức ở vùng bụng trên là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu. Các cơn đau này có thể xuất hiện bất thường ở vùng trên rốn và ngày càng trở nên dày đặc, nghiêm trọng hơn. Thông thường, những cơn đau này xuất hiện khi bệnh nhân cảm thấy quá đói hoặc sau khi ăn quá no.

3.2 Đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng

Cảm giác đầy bụng hoặc chướng hơi sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Để phòng ngừa bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh nên chú ý theo dõi sức khỏe và các triệu chứng của cơ thể. Nếu những triệu chứng kéo dài, tình trạng có thể đã trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng khó lường trong tương lai.

Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường cảm thấy đau nhói, nóng rát hoặc tức ở vùng thượng vị - vùng giữa bụng, ngay dưới xương ức
Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường cảm thấy đau nhói, nóng rát hoặc tức ở vùng thượng vị - vùng giữa bụng, ngay dưới xương ức

3.3 Ợ hơi và chua

Ợ chua, ợ hơi hoặc thậm chí là ợ ra vị đắng như mật là triệu chứng thường gặp do sự rối loạn chức năng vận động của dạ dày. Khi dạ dày không tiêu hóa hiệu quả, thức ăn có thể bị lên men và tạo ra hơi, gây ra các triệu chứng này. Đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng ợ hơi, chướng bụng, điều quan trọng là nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

3.4 Buồn nôn và nôn

Cảm giác buồn nôn hoặc nôn là triệu chứng thường gặp khi mắc phải đau dạ dày nhẹ. Hiện tượng này xảy ra khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược ra ngoài, làm tổn thương niêm mạc và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như rách thực quản.

3.5 Nôn hoặc đi ngoài ra máu

Việc nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu có thể xảy ra do máu chảy ra từ thành mạch và đi vào ống tiêu hóa. Nguyên nhân phổ biến bao gồm các bệnh như loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày.

3.6  Xuất huyết đường tiêu hoá

Chảy máu đường tiêu hóa - đặc biệt là chảy máu dạ dày, là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đau dạ dày. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa nghiêm trọng. Các dấu hiệu của chảy máu dạ dày bao gồm nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu trong phân. Người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, và choáng váng thường xuyên do mất máu. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày và tá tràng hoặc ung thư dạ dày.

3.7  Thay đổi thói quen đại tiện

Thay đổi trong thói quen đi đại tiện, như đầy hơi và đau bụng cùng sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của nhiễm ký sinh trùng Giardia trong đường ruột.

4. Bệnh đau dạ dày nên ăn gì?

Khi gặp các triệu chứng trên, việc chọn lựa thực phẩm là rất quan trọng. Vậy bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Người bệnh nên ưu tiên những thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ làm lành các vết loét, cũng như các loại thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali, canxi cũng như natri là cần thiết để hỗ trợ sức khỏe tổng thể, giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh không nên bỏ qua để làm giảm các triệu chứng.

4.1 Chuối  

Chuối được coi là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày vì nhiều lý do. Trước hết, chuối có khả năng trung hòa axit dịch vị dạ dày, giúp giảm nguy cơ viêm và sưng tấy ở ruột. Điều này là do chuối chứa chất chống oxy hóa và chất nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit.

Ngoài ra, chuối rất giàu kali, một khoáng chất thiết yếu giúp điều chỉnh huyết áp và kiểm soát lượng natri trong cơ thể. Điều này giúp chuối giảm nguy cơ tổn thương mạch máu và các vấn đề tim mạch ở người bệnh. Kali trong chuối cũng hỗ trợ cơ bắp và dây thần kinh hoạt động hiệu quả.

Chuối còn chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan có lợi cho hệ tiêu hóa. Pectin có thể giúp điều chỉnh quá trình tiêu hóa, làm chậm quá trình rỗng dạ dày và do đó giảm cảm giác đói. Đồng thời, pectin cũng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy.  

4.2 Các loại thực phẩm thô

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm thô không qua tinh chế là rất quan trọng đối với người gặp rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày như đau hoặc loét. Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì, thực phẩm thô nào? Câu trả lời là các loại hạt toàn phần như gạo lứt, bắp, nếp lức và các loại đậu, cùng với một số loại hạt chứa chất béo lành mạnh như mè, hạt điều, hạt bí còn giữ nguyên lớp vỏ bên ngoài. 

Các thực phẩm khô chính là đáp án cho câu hỏi đau dạ dày ăn gì.
Các thực phẩm khô chính là đáp án cho câu hỏi đau dạ dày ăn gì.

Thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là vitamin nhóm B - những thành phần rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các chất cũng như tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, hạt thô còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ lớp màng tế bào của niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các tổn thương.

4.3 Bệnh đau dạ dày nên ăn gì - Táo

Táo là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng tiêu chảy và hỗ trợ điều trị táo bón. Lớp vỏ ngoài của táo chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan có khả năng giãn nở khi tiếp xúc với nước. Điều này thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, làm cho quá trình bài tiết trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, táo cũng cung cấp lượng lớn những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali và canxi.

Để tránh làm hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi đang chịu cơn đau dạ dày, có thể chế biến táo thành các món dễ tiêu hóa như sinh tố táo hoặc mứt táo.

4.4 Bánh mì nướng

Bánh mì nướng là một trong những câu trả lời người bệnh đau dạ dày nên ăn gì. Bánh mì nướng có khả năng tạo ra một lượng axit vừa phải, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn. Bánh mì nướng cũng không chứa nhiều chất béo, tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng bơ và mứt kèm với bánh mì nướng khi dạ dày chưa hoạt động ổn định.

4.5 Canh/Soup

Đối với những người bị đau hoặc viêm loét dạ dày, thường xuyên nấu và ăn các loại canh hay soup là rất có lợi. Lý do chính là thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn sẽ dễ tiêu hóa hơn, không gây áp lực nặng nề lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các món canh thường có hàm lượng chất béo thấp, giúp giảm lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể, từ đó bảo vệ dạ dày khỏi các kích ứng.  

4.6 Cơm trắng

Cơm trắng thường được khuyên dùng cho người gặp các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày. Cơm là thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, cơm trắng còn hấp thụ lượng chất lỏng trong dạ dày, từ đó giảm nguy cơ bị tiêu chảy và cảm giác đau rát do axit dạ dày. Tuy nhiên, những người đang có các vấn đề về dạ dày nên tránh gạo lứt vì có thể gây khó tiêu hơn.

4.7 Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược không chứa caffeine là lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Trà thảo dược, đặc biệt là trà hoa cúc, thường được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày. Trà hoa cúc cũng giúp làm dịu các triệu chứng đầy bụng và khó chịu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trà bạc hà - mặc dù phổ biến và được yêu thích, có thể không phù hợp với một số người. Trà bạc hà có thể làm lỏng cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó gây ra chứng ợ hơi và khó chịu

4.8 Nước dừa

Ngoài câu hỏi bệnh đau dạ dày nên ăn gì, việc lựa chọn đồ uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị. Nước dừa được coi là một trong những chất lỏng tinh khiết nhất chỉ sau nước uống tinh khiết nhờ vào thành phần tự nhiên và ít bị xử lý. Nước dừa chứa nhiều hoạt chất điện giải như canxi (Ca), kali (Ka) và magie (Mg) cùng với các chất khoáng khác có lợi cho sức khỏe. Những thành phần này giúp cơ thể duy trì cân bằng điện giải, hỗ trợ các chức năng cơ bản và giảm mệt mỏi.

Ngoài ra, nước dừa cũng có tác dụng hỗ trợ hệ tiết niệu và có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

4.9 Gừng  

Gừng là một trong những thực phẩm cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh. Nguyên liệu này được biết đến với khả năng cải thiện hệ tiêu hóa và là một phương pháp tự nhiên hiệu quả để giảm các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu. Bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống có thể giúp kích thích tiêu hóa, thúc đẩy sự rỗng dạ dày nhanh chóng, từ đó làm giảm tình trạng đầy hơi và khó tiêu.

4.10 Sữa chua

"Bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Sữa chua là một câu trả lời đáng cân nhắc. Sữa chua là một nguồn cung cấp probiotic - những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa. Probiotic trong sữa chua giúp sản sinh lactase, một enzyme cần thiết để phân hủy lactose, đường có trong sữa, giúp những người có khả năng dung nạp lactose kém hấp thụ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi này còn tham gia vào việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại và cải thiện các chức năng tiêu hóa.

Bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Gừng là thực phẩm tốt cho dạ dày.
Bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Gừng là thực phẩm tốt cho dạ dày.

4.11 Bạc hà

Bạc hà là một loại thảo mộc đa năng, được sử dụng phổ biến trong việc điều trị nhiều triệu chứng tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và đầy hơi. Lá bạc hà chứa menthol, một chất có tác dụng thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, giúp giảm kích ứng và cơn đau liên quan đến các vấn đề tiêu hóa.

Bên cạnh các lợi ích đối với hệ tiêu hóa, bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và giảm các chứng đau đầu. Loại thảo mộc này cũng được dùng để làm dịu cơn đau họng.

4.12 Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp điều trị các chứng đau nửa đầu, giảm căng thẳng cũng như lo lắng. Ngoài ra, lá nguyệt quế còn được sử dụng để cải thiện tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa và giải phóng các độc tố khỏi hệ tiêu hóa.

4.13 Đậu bắp

Đậu bắp thường được tiêu thụ nhiều trong mùa hè và được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ các lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Đậu bắp giàu các chất dinh dưỡng như carotene, vitamin B, C, E và pectin cùng nhiều hoạt chất khác, đều có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, bảo vệ cơ thể.

Một trong những đặc tính nổi bật của đậu bắp là chất nhầy khi ăn. Chất nhầy này chứa các protein kết dính và các chất khác như polysaccharides, pectin, đóng vai trò như một lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày. Thực phẩm này không chỉ giúp làm lành các vết viêm loét trong dạ dày mà còn có khả năng ngăn ngừa các tổn thương tiềm ẩn có thể xảy ra với niêm mạc dạ dày.

5. Đau dạ dày nên kiêng gì?

Ngoài câu hỏi bệnh đau dạ dày nên ăn gì thì người bệnh nên kiêng gì để nhanh chóng hồi phục cũng quan trọng không kém. Dưới đây là một số thực phẩm mà người đau bao tử cần tránh để cải thiện triệu chứng.

5.1 Đồ ăn chiên, rán

Thực phẩm chiên rán chứa hàm lượng dầu mỡ và chất béo cao, khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa. Đối với những người đang gặp các vấn đề về dạ dày, việc tránh xa những món ăn này là rất quan trọng để giảm thiểu các triệu chứng bệnh.

5.2 Thực phẩm chế biến cay

Ăn cay có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày, những người bị bệnh này nên hạn chế sử dụng các gia vị cay như ớt, tỏi và hạt tiêu vì những thực phẩm này kích thích hệ tiêu hóa, từ đó gây nôn mửa hoặc tiêu chảy.

5.3 Các sản phẩm có chất béo như sữa, phô mai, kem

Cơ thể có thể khó tiêu hóa sữa, phô mai và kem vì chứa hàm lượng chất béo cao, gây co thắt đường tiêu hóa. Điều này làm chậm quá trình di chuyển thức ăn trong dạ dày và dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, chất béo còn có thể làm tăng vận động đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.  

Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa thường chứa lactose và uống quá nhiều lactose có thể làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng thêm. Vì vậy, khi bị đau dạ dày, nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

6. Nguyên tắc ăn uống đối với người đau dạ dày

Bên cạnh tìm hiểu người bệnh đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì thì ăn uống đúng cách cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số khuyến nghị để ăn uống đúng cách:

  • Chuẩn bị thức ăn: Thức ăn nên được thái nhỏ và nấu chín kỹ, ưu tiên các phương pháp nấu như luộc, hấp hoặc om kỹ. Phương pháp này sẽ làm mềm thức ăn, từ đó giảm áp lực đối với chức năng tiêu hóa, giúp thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu hơn so với các món xào, rán.
  • Cách ăn: Ăn chậm và nhai kỹ là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tăng cường bài tiết nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày mà còn giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn ngay từ khoang miệng. Bên cạnh đó, tránh ăn quá no trong một bữa vì có thể gây căng thẳng cho dạ dày và kích thích tiết nhiều axit.
  • Phân chia bữa ăn: Chia các bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong ngày giúp dạ dày luôn có thực phẩm bên trong để trung hòa axit, giảm nguy cơ viêm và loét dạ dày.
  • Lựa chọn thức ăn: Không nên ăn thức ăn khô. Đặc biệt, không nên ăn cơm với canh, để tránh việc nhai không kỹ và giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Nhiệt độ thức ăn: Thức ăn nên ở nhiệt độ ấm, khoảng 40-50 độ C. Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây co bóp mạnh của dạ dày, ảnh hưởng xấu tới sự tiêu hóa.
  • Sau khi ăn: Tránh lao động nặng hay chạy nhảy ngay sau khi ăn.  

Như vậy những thông tin trên cũng đã giải đáp thắc mắc bệnh đau dạ dày nên ăn gì cũng như những thông tin hữu ích về bệnh lý đường tiêu hoá này. Tóm lại, đau dạ dày là căn bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Trong trường hợp bệnh phát triển nặng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ là một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold New - chứa Nano Curcumin

Hỗ trợ giảm đau dạ dày, lành nhanh vết loét

Cumargold New

CumarGold New chứa Nano Curcumin và Gừng chuẩn hoá

CumarGold New có sự tổng hoà của Nano Curcumin chuyển giao từ Viện hoá học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với tinh chất gừng chuẩn hoá (nhập khẩu châu Âu) và chiết xuất piperin trong hạt tiêu đen đem đến công dụng:

  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng,
  • Hỗ trợ giảm tác dụng của hóa trị, xạ trị.

CumarGold New được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp:

  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh ung bướu.
  • Người đang và sau điều trị bằnghoá trị hay xạ trị.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc toàn quốc.

Để tìm điểm bán gần bạn nhất, vui lòng xem TẠI ĐÂY.

Hoặc gọi tổng đài (miễn cước) 18001796.

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem tại: https://cumargold.vn/

Lưu ý:không nên dùng cho phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

(XNQC số: 00996/2019/ATTP-XNQC)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe