24 thực phẩm giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường

Tiểu đường phát triển các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc bệnh thận. Triệu chứng chính là nhanh khát và đói, sụt cân, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, vết thương chậm lành.

Những thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết:

1. Cỏ cà ri

Lá và hạt cực kỳ có lợi cho việc ổn định lượng đường huyết. Trong số nhiều thực phẩm hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường thì cỏ cà ri vẫn là sản phẩm được ưa chuộng với tác dụng tốt trong việc giữ lượng đường trong máu ổn định, tăng cường dung nạp glucose và hỗ trợ bài tiết glucose.

2. Ớt cayenne

Có tác dụng trị đái tháo đường, ớt cayenne giúp giảm mức glucose trong máu bằng cách tăng nồng độ insulin và hàm lượng glycogen. Hợp chất capsaicin trong ớt có tác dụng hạ huyết áp.

Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa?

Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây.

3. Quế

Quế là loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Nó có đặc tính chống oxy hóa, cũng có thể làm giảm lượng chất béo trung tính trong bệnh tiểu đường tuýp 2 và cholesterol. Nếu sử dụng trong khoảng thời gian 3 tháng, quế có thể kiểm soát huyết sắc tố A1c, yếu tố quyết định tính chất lâu dài của bệnh tiểu đường. Nó cũng hỗ trợ cho bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1, nhưng chỉ được sử dụng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.

4. Trứng

Trứng chứa một lượng protein rất lớn, ăn trứng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm, tăng cholesterol HDL tốt và giảm cholesterol LDL xấu. Trứng luộc giúp giảm lượng đường huyết.


Trứng chứa một lượng protein rất lớn, ăn trứng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin
Trứng chứa một lượng protein rất lớn, ăn trứng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin

5. Hạt Chia

Lượng carbohydrate thấp và giàu chất xơ giúp duy trì sự cân bằng đường trong máu. Hạt chia làm giảm tốc độ thức ăn tiêu thụ di chuyển qua ruột và được hấp thụ trong cơ thể. Hạt Chia có lợi trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, vì chúng cho phép điều chỉnh insulin.

6. Sữa chua Hy Lạp

Ngoài việc là một nguồn vi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột, sữa chua là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, sữa chua Hy Lạp còn có nhiều lợi ích khác do chứa một hàm lượng men vi sinh. Sản phẩm sữa này không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường type 2.

7. Củ nghệ

Curcumin - Một thành phần hoạt chất trong củ nghệ, giúp làm giảm lượng đường trong máu, viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nó cũng cải thiện tình trạng sức khỏe của thận - Dễ bị ảnh hưởng xấu trong trường hợp bệnh tiểu đường.

8. Quả hạch

Hạt phỉ, hạnh nhân, quả hồ đào, quả hạch Brazil, quả hồ trăn, hạt điều, hạt mắc ca và quả óc chó là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và chứa carbohydrate thấp. Các nghiên cứu tiết lộ rằng tiêu thụ hàng ngày các loại hạt này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm, mức cholesterol LDL và mức độ insulin.

9. Bông cải xanh

Cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường tuýp 2, bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, các loại rau xanh khác như rau diếp, bắp cải, rau bina, rau mùi tây, cần tây, dưa chuột, súp lơ, đậu xanh và su hào cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin và do đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn. Ăn các loại rau này có thể giúp ích trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường và béo phì, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì rau rất giàu magie và được gọi là chất chống oxy hóa hiệu quả.


Bông cải xanh cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường tuýp 2
Bông cải xanh cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường tuýp 2

10. Hạt lanh

Để kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của tim thì hạt lanh là một lựa chọn hợp lý. Những người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sau khi sử dụng trong 12 tuần, đã cho thấy sự gia tăng nồng độ hemoglobin A1c. Chất xơ có độ nhớt cao giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông, tăng độ nhạy insulin và giúp no lâu hơn.

11. Dầu ô liu

Chứa một nguồn axit oleic dồi dào, dầu ô liu giúp tăng mức cholesterol HDL và mức chất béo trung tính cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Loại dầu này giúp gia tăng hormone GLP-1 và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

12. Giấm táo

Để cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức đường huyết lúc đói, tiêu thụ giấm táo là lựa chọn tốt nhất. Giấm táo có thể làm giảm gần 20% lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn giàu carbohydrate. Tiêu thụ hai muỗng canh giấm này trước khi đi ngủ có thể giúp giảm 6% lượng đường trong máu.

13. Dâu tây

Giàu lượng anthocyanin chống oxy hóa, dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất. Chất chống oxy hóa này giúp giảm nồng độ insulin sau bữa ăn và kiểm soát lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Quả việt quất cũng có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

14. Tỏi

Một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe, tỏi không chỉ giúp tăng hương vị của thực phẩm mà còn kiểm soát lượng đường trong máu, viêm và cholesterol LDL cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tiêu thụ một tép tỏi mỗi ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp.

15. Bún Shirataki

Bún Shirataki có chứa một lượng lớn chất xơ glucomannan được chiết xuất từ ​​rễ cây Konjac. Nó có tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe bằng cách loại bỏ các yếu tố có thể gây ra bệnh tiểu đường.

16. Đậu

Những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ đậu khô và tránh hàm lượng natri trong đậu đóng hộp. Đậu, có chỉ số đường huyết thấp, giúp ức chế lượng đường trong máu tốt hơn bất kỳ loại thực phẩm giàu tinh bột nào khác.

17. Gạo lứt

Gạo trắng có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt, vì vậy hãy thay thế bằng gạo lứt. Tiêu thụ gạo lứt giúp giảm gần 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, thay thế gạo bằng các loại ngũ cốc khác cũng có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tới 35%.


Tiêu thụ gạo lứt giúp giảm gần 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tiêu thụ gạo lứt giúp giảm gần 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

18. Măng tây

Măng tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng sản lượng insulin, cuối cùng có thể khiến cơ thể hấp thụ glucose. Tiêu thụ thường xuyên măng tây có tác dụng đáng kể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng như sản xuất insulin của cơ thể.

19. Táo

Không thể phủ nhận rằng các loại trái cây như táo, quả việt quất và nho đều tốt cho sức khỏe và là một phần thiết yếu trong chế độ ăn kiêng. Những loại trái cây này có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu tiêu thụ thường xuyên. Những người ăn táo mỗi ngày có thể giảm 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người không ăn táo.

20. Lúa mạch

Lúa mạch chứa chất xơ hòa tan giúp cải thiện sức khỏe của người bị tiểu đường. Không nhiều người biết rằng lúa mạch có tác dụng tuyệt vời trong việc ổn định lượng đường trong máu và giúp giảm 6% lượng cholesterol. Lúa mạch rất giàu chất xơ hòa tan được gọi là beta-glucan. Beta-glucan làm giảm cholesterol LDL và kiểm soát khả năng hấp thụ của cơ thể.

21. Yến mạch

Bắt đầu ngày mới với yến mạch là một sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Yến mạch chứa tỷ lệ chất xơ, vitamin B (đặc biệt là B1), vitamin E và chất chống oxy hóa cao. Một lượng lớn chất xơ trong yến mạch khiến glucose hấp thụ chậm hơn và giúp ổn định lượng đường trong máu, khiến nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường.

22. Sô - cô - la đen

Sô cô la đen giúp cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin và giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, sô cô la đen còn làm giảm huyết áp và lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nó cũng giúp tăng khả năng lưu thông máu.


Sô cô la đen giúp cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin
Sô cô la đen giúp cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin

23. Trà xanh

Uống trà xanh là một cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin gallate), giúp duy trì sự linh hoạt của các mạch máu và ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nguyên tố này làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế tăng lượng đường sau bữa ăn bao gồm chủ yếu là carbohydrate.

24. Cá

Các axit béo omega-3 có trong cá rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng giúp giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

Ngoài các loại thực phẩm nói trên, cà chua, cà rốt, bánh mì ngũ cốc, trái cây họ cam, thịt bò, bơ đậu phộng, bơ, ổi, bầu bí, đậu bắp, mướp đắng và hạt bí ngô cũng được có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: boldsky.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe