Các biến chứng tiềm ẩn của ghép tim là gì?

Biến chứng tiềm ẩn của ghép tim là một khía cạnh không thể bỏ qua đối với bất kỳ bệnh nhân ghép tim. Mặc dù kỹ thuật này mở ra cánh cửa hy vọng và cơ hội sống mới, những rủi ro đi kèm vẫn luôn hiện hữu. Đối với bệnh nhân, việc hiểu rõ và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những biến chứng này không chỉ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe sau phẫu thuật mà còn giúp họ nắm bắt tốt hơn quá trình phục hồi của chính mình.

1. Các biến chứng tiềm ẩn của ghép tim

1.1. Thải ghép trái tim của người hiến tặng

Một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất là cơ thể bệnh nhân sẽ thải loại trái tim của người hiến tặng. Hệ thống miễn dịch của người bệnh có thể coi trái tim của người hiến tặng là mô lạ và cố gắng đào thải nó, gây hại cho tim. Mỗi người nhận ghép tim đều được dùng thuốc chống đào thải (thuốc ức chế miễn dịch) để giảm tỷ lệ đào thải. Nếu xảy ra đào thải, việc thay đổi loại thuốc đôi khi có thể ngăn chặn quá trình đào thải. Để tránh bị thải ghép, bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và giữ đúng tất cả các cuộc hẹn khám bệnh. Sự thải ghép có thể xảy ra mà không có triệu chứng. Trong năm đầu tiên sau khi cấy ghép, người bệnh cần phải sinh thiết tim thường xuyên để xác định xem cơ thể có đang đào thải trái tim mới hay không.

Để tránh bị thải ghép, bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Để tránh bị thải ghép, bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

1.2. Nhiễm trùng

Là một trong những biến chứng tiềm ẩn của ghép tim với tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng là 50%. Thuốc ức chế miễn dịch làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bệnh nhân. Nhiều người được ghép tim bị nhiễm trùng phải nhập viện trong năm đầu tiên sau khi cấy ghép.

1.3. Bệnh ác tính

Tỷ lệ tử vong do bệnh ác tính là 33%. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư da và ung thư hạch không Hodgkin. Cần theo dõi sức khỏe da thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

1.4. Bệnh mạch máu mô ghép tim cùng loài

Tỷ lệ tử vong do bệnh lý mạch máu sau ghép tạng là 17%. Sau khi cấy ghép, thành động mạch trong tim có thể dày lên và cứng lại, dẫn đến bệnh mạch máu mô tim ghép cùng loài. Điều này có thể cản trở lưu lượng máu nuôi tim, dẫn đến đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc đột tử do tim.

1.5. Rối loạn chức năng của tim ghép

Điều này xảy ra khi tim của người hiến tặng không hoạt động bình thường, đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong vài tháng đầu sau khi cấy ghép.

1.6. Biến chứng tiềm ẩn sau ghép tim: Bệnh thận mãn tính

Thuốc ức chế miễn dịch mà bệnh nhân sẽ phải dùng suốt đời có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng.

2. Các dấu hiệu, triệu chứng của biến chứng sau ghép tim

Việc nhận biết các rủi ro và biến chứng sau ghép tim là yếu tố quan trọng trong quản lý sức khỏe sau cấy ghép. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Phù mắt cá chân .
  • Hụt hơi
  • Tăng cân
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Tim đập nhanh
  • Mệt mỏi
  • Nhanh mệt hơn khi tập thể dục
  • Ăn không ngon miệng
Tăng cân là triệu chứng biến chứng tiềm ẩn của ghép tim
Tăng cân là triệu chứng biến chứng tiềm ẩn của ghép tim

3. Quản lý và phòng ngừa biến chứng sau ghép tim

Để quản lý và phòng ngừa các biến chứng sau ghép tim bệnh nhân cần tuân thủ một số hướng dẫn cơ bản nhưng quan trọng:

  • Tuân thủ chế độ dùng thuốc: Tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình dùng thuốc ức chế miễn dịch và các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện các xét nghiệm và sinh thiết tim định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng.
  • Lối sống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng: Giữ vệ sinh cá nhân và tránh xa người có bệnh hoặc môi trường ô nhiễm.
  • Giáo dục bệnh nhân: Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Ăn uống lành mạnh để giảm thiểu biến chứng sau khi ghép tim
Ăn uống lành mạnh để giảm thiểu biến chứng sau khi ghép tim

Sự hiểu biết về các biến chứng tiềm ẩn của ghép tim và cách quản lý chúng là chìa khóa để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ sau khi cấy ghép. Liên hệ ngay với nhóm y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào xuất hiện.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan