Công dụng thuốc Tinamcis I.V

Thuốc Tinamcis I.V được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn phụ khoa,... Vậy cách sử dụng thuốc Tinamcis I.V như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Tinamcis I.V qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Tinamcis I.V là thuốc gì?

Tên thuốc: Tinamcis I.V

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng

Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm (dưới dạng hỗn hợp bột vô khuẩn của imipenem, cilastatin natri, và natri bicarbonat)

Đóng gói: Hộp 1 lọ, 10 lọ, 25 lọ

Thành phần:

  • Imipenem (dưới dạng Imipenem monohydrat) 500 mg;
  • Cilastatin (dưới dạng cilastatin natri) 500 mg

2. Công dụng thuốc Tinamcis I.V

2.1 Chỉ định

Tinamcis I.V được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc trong các trường hợp sau:

2.2 Liều dùng và cách dùng thuốc Tinamcis I.V

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên và cân nặng trên 40 kg:

Liều truyền tĩnh mạch thông thường mỗi ngày tương ứng từ 1-2g imipenem chia thành các liều nhỏ 6-8 giờ một lần, dựa trên mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn. Liều tối đa hàng ngày 4g hoặc 50 mg/kg thể trọng được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

Độ an toàn và hiệu quả của imipenem không được xác định đối với trẻ em dưới 12 tuổi, nhưng imipenem tiêm truyền tĩnh mach đã được sử dụng có hiệu quả, với liều imipenem 15 - 25 mg/kg, 6 giờ một lần.

Trẻ em 3 tháng tuổi trở lên và cân nặng dưới 40 kg: truyền tĩnh mạch 15 - 25 mg/kg, 6 giờ một lần.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có thể dùng các liều sau:

  • Trẻ < 1 tuần tuổi: 25mg/kg mỗi 12 giờ;
  • Trẻ 1-4 tuần tuôi: 25mg/kg mỗi 8 giờ;
  • Trẻ 4 tuần- 3 tháng tuổi: 25 mg/kg mỗi 6 giờ.

Người bệnh suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg: nên giảm liều imipenem và liều tiêm truyền tĩnh mạch khuyến cáo tối đa nên dựa vào độ thanh thải creatinin (CC):

  • CC 31 - 70 ml/phút: 500 mg, 6 giờ một lần.
  • CC21-30ml/phút: 500mg,8-12giờ một lần.
  • CC6-20mi/phút: 250mg (hoặc 3,5mg/kg, tuỳ theo liều nào thấp hơn), mỗi 12 giờ hoặc đôi khi 500mg mỗi 12 giờ.
  • CC<5ml/phút: chỉ nên dùng imipenem nếu thẩm phân máu bắt đầu trong vòng 48giờ.

Nên bổ sung một liều sau khi thảm phân máu và mỗi 12 giờ sau đó.

Cách dùng:

  • Imipenem được dùng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Liều tương ứng 250 hoặc 500 mg imipenem được tiêm truyền trong 20 - 30 phút, liễu tương ứng 1 g imipenem được tiêm truyền trong 40 - 60 phút.

Pha dụng dịch truyền tĩnh mạch:

Bột trong lọ phải được pha với 100 mi dịchtruyền tương hợp (Natri clorid 0,9% tiêm, Dextrose 5% hoặc 10% tiêm, Dextrose 5% và Natri clorid 0,9% tiêm, Dextrose 5% tiêm và dung dịch kali clorid 0,15%, Manitol 5% và 10%) đê được dung dịch có nông độ imipenem 5 mg/ml va cilastatin 5 mg/ml.

Chú ý khi sử dụng: Không nên trộn lẫn imipenem trong bơm tiêm với các kháng sinh khác, như aminoglycosid.

3. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Tinamcis I.V

Chống chỉ định

Quá mẫn với imipenem, cilastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý

  • Imipenem - cilastatin nên được dùng thận trọng đối với người có tiền sử quá mẫn với penicilin, cephalosporin, hay cdc beta-lactam khác vì có thể xảy ra nhạy cảm chéo.
  • Những tác dụng không mong muốn về thần kinh trung ương như giật rung cơ hoặc cơn co giật đã xảy ra sau khi tiêm imipenem - cilastatin. Những tác dụng phụ này thường gặp nhất ở những người bệnh có rối loạn thần kinh trung ương (như tốn thương não hay tiền sử động kinh) đồng thời với suy giảm chức năng thận. Cũng như đối với các kháng sinh khác, việc sử dụng kéo dài imipenem-cilastatin có thể dẫn tới sự phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm.
  • Độ an toàn và hiệu lực của thuốc ở bệnh nhỉ dưới 12 tuổi chưa được xác định.
  • Những người cao tuổi thường bị suy giảm chức năng thận, cần điều chỉnh liều đối với những bệnh nhân này.
  • Sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: Không có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai, chỉ dùng, imipenem - cilastatin trong thai kỳ khi lợi ích thu được hơn hắn so với nguy cơ xảy ra đối với người mẹ và thai. Vì imipenem bài tiết trong sữa mẹ, nên dùng thận trọng imipenem - cilastatin đối với phụ nữ cho con bú.
  • Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy: Không có báo cáo.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tinamcis I.V

Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất do imipenem-cilastatin là buồn nôn và nôn. Động kinh hoặc co giật có thể xảy ra, đặc biệt ở người bệnh có thương tổn ở hệ thần kinh trung ương và/hoặc người có chức năng thận kém. Người bệnh đã từng dị ứng với những kháng sinh beta - lactam khác có thể có phản ứng quá mẫn với imipenem.

Thường gặp (4DR >1⁄100)

  • Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, và tiêu chảy.
  • Cục bộ: viêm tĩnh mạch huyết khối.

Ít gặp (1⁄100 >4DR >1/1000)

  • Tim mạch: Hạ huyết áp, đánh trống ngực.
  • Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính (gồm cả mắt bạch cầu hạt), tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu, thử nghiệm Coombs(+), giảm tiểu cầu, tăng thời gian prothrombin.
  • Gan: Tăng AST, ALT, phosphatase kiềm, và bilirubin.
  • Cục bộ: Đau chỗ tiêm.
  • Thận: Tăng uré và creatinin huyết, xét nghiệm nước tiểu không bình thường

Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Xuất hiện dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, viêm đại tràng màng giả. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

5. Tương tác thuốc

  • Những cơn động kinh đã xảy ra ở những bệnh nhân dùng cùng lúc ganciclovir với imipenem-cilastatin.
  • Dùng đồng thời probenecid và imipenem-cilastatin làm tăng và kéo dài nồng độ cilastatin trong huyết thanh nhưng chỉ làm tăng rất ít nồng độ trong huyết thanh và thời gian bán thải của imipenem. Vì vậy, dùng chung probenecid va imipenem-cilastatin không được khuyến cáo.

6. Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Thông tin về quá liều imipenem-cilastatin còn hạn chế.

Xử trí: Trong trường hợp quá liều, ngừng dùng thuốc, điều trị triệu chứng và áp dụng những biện pháp hỗ trợ cần thiết. Imipenem- cilastatin natri có thể thâm phân được. Tuy nhiên, lợi ích của thủ thuật này trong việc điều trị quá liều vẫn chưa rõ ràng.

Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Tinamcis I.V công dụng là gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Tinamcis I.V theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Tinamcis I.V ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

49 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • novamet
    Công dụng thuốc Novamet

    Thuốc Novamet là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn thuộc họ nitro-5 imidazole. Thuốc có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn có liên quan đến vi khuẩn kỵ khí và nhiễm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • davylox
    Công dụng thuốc Davylox

    Thuốc Davylox có hoạt chất chính là Ciprofloxacin, một kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV, từ đó ức chế quá trình tổng hợp ...

    Đọc thêm
  • Alpenam 500mg
    Công dụng thuốc Alpenam 500mg

    Alpenam là thuốc gì? Thuốc Alpenam 500mg được sử dụng trong điều trị chống nhiễm trùng với thành phần chính là Meropenem. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Farvinem 1g
    Công dụng thuốc Farvinem 1g

    Thuốc Farvinem chứa hoạt chất chính là Ertapenem, một kháng sinh beta-lactam nhóm carbapenem. Ertapenem có tác dụng diệt khuẩn nhờ gắn kết với protein liên kết với penicilin, qua đó ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi ...

    Đọc thêm
  • Goldcefta 1g
    Công dụng thuốc Goldcefta 1g

    Thuốc Goldcefta 1g được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch. Goldcefta 1g với thành phần chính Ceftazidim pentahydrat hàm lượng 1mg. Thuốc được bán theo đơn của bác sĩ.

    Đọc thêm