Công dụng thuốc Rapiclav-1g

Hiện nay trên thị trường có nhiều bài viết liên quan đến dòng thuốc Rapiclav-1g, tuy nhiên vẫn còn chưa được đầy đủ. Bài viết dưới đây xin cung cấp những thông tin về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Rapiclav-1g.

1. Rapiclav là thuốc gì?

Thuốc Rapiclav - 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, mỗi viên thuốc có chứa thành phần chính là Amoxicilin dưới dạng Amoxicilin trihydrate hàm lượng 875mg và Acid clavulanic dưới dạng Kali clavulanat hàm lượng 125mg. Ngoài ra còn có các tác dược khác như: Colloidal Silicon Dioxid, Natri Croscarmellose, Microcrystalline Cellulose, Magnesium Stearate, Hydroxypropylmethyl cellulose, Dibutyl Phthalate, Talc tinh khiết, Titan Dioxid.

2. Chỉ định dùng thuốc Rapiclav

Thuốc Rapiclav được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các chủng nhạy cảm của các vi cơ nhất định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: gây ra bởi các chủng sản xuất ra men Beta laxtamase của Haemophilus influenxae và của Moraxella catarrhalis.
  • Viêm tai giữa: gây ra bởi các chủng sản xuất ra men Beta lactamase của Haemophilus influenxae và của Moraxella catarrhalis.
  • Viêm xoang: gây ra bởi các chủng sản xuất ra men Beta lactamase của Haemophilus influenxae và của Moraxella catarrhalis.
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da: gây ra bởi các chủng sản xuất ra men Beta lactamase của S.aureus và E.coli và Klebsiella spp.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: gây ra bởi các chủng sản xuất ra men Beta lactamase của E.coli và Enterobacter spp, Klebsiella spp.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Rapiclav

Thuốc Rapiclav được chỉ định sử dụng cho đường uống và sử dụng vào lúc không phải bữa ăn. Để giảm khả năng không dung nạp của dạ dày ruột, người bệnh nên uống lúc bắt đầu bữa ăn. Cần tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và không dùng vượt quá 14 ngày mà không xem xét lại.

Liều dùng thuốc cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và thể trạng của mỗi người.

  • Người lớn: Liều dùng thông thường dùng 1 viên Rapiclav 625mg cho mỗi 12 giờ hoặc 1 viên Rapiclav 375mg/ 8 giờ.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng nặng và nhiễm trùng đường hô hấp dùng 1 viên Rapiclav 1g cho mỗi 12 giờ hoặc 1 viên Rapiclav 625 cho mỗi 8 giờ.
  • Trẻ em: dùng 1 viên Rapiclav 375mg , Rapiclav 625 hoặc Rapiclav 375 với những trẻ có cân nặng 40kg hoặc hơn và có thể dùng theo liều khuyến cáo của người lớn.
  • Người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nên giảm liều Rapiclav.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Rapiclav 1g

Thuốc Rapiclav 1g không được sử dụng cho những người bệnh:

  • Có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Dị ứng chéo với Cephalosporin.
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc leukemia dòng lympho.
  • Người bệnh có tiền sử bị vàng da do mật hoặc chức năng gan bất thường

5. Tương tác thuốc Rapiclav

Khi kết hợp dùng chung thuốc Rapiclav với một số thuốc dưới đây có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc như:

  • Cồn, chất ma túy, Barbiturat có thể làm tăng khả năng xảy ra huyết áp thể đứng.
  • Các thuốc chống đái tháo đường có thể đòi hỏi phải điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường.
  • Các thuốc chống cao huyết áp khi dùng chung với Rapiclav có thể tăng thêm tác dụng hoặc tăng khả năng.
  • Thuốc Cholestyramin và nhựa Colestipol: Sự hấp thu của Hydrochlorothiazid bị suy giảm khi có mặt các nhựa trao đổi anion. Những liều đơn của Cholestyramin hoặc nhựa Colestipol liên kết với Hydrochlorothiazid làm giảm sự hấp thu trên đường dạ dày ruột.
  • Thuốc Corticosteroil, ACTH làm tăng cường sự tháo chất điện giải, đặc biệt là nhược trương kali.
  • Các amin tăng huyết áp như Norepinephrin có khả năng bị giảm đáp ứng đối với các amin làm tăng huyết áp nhưng không đủ loại trừ tác dụng của chúng.
  • Các thuốc kháng viêm không Steroid.
  • Thuốc Lithi nếu dùng chung với Rapiclav có thể làm giảm thanh thải thận của Lithi và làm tăng độc tính của Lithi.
  • Thuốc Allopurinol.
  • Thuốc Probenecid.
  • Các thuốc chống đông.
  • Các thuốc ngừa thai là hormon.

6. Thuốc Rapiclav gây ra những tác dụng phụ nào?

Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc Rapiclav đã được báo cáo cụ thể như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn, khó tiêu, viêm dạ dày, viêm miệng, viêm lưỡi, nhiễm nấm candida da nhờn, viêm ruột non kết, viêm kết tràng chảy máu, viêm ruột kết giả mạc.
  • Các phản ứng quá mẫn: phát ban da, mề đay, ngứa, phù mạch, phản ứng da nặng, ban đỏ nhiều dạng.
  • Mụn mủ ngoại ban cấp tính
  • Viêm da.
  • Viêm khớp, đau khớp, viêm cơ, sốt
  • Viêm thận kẽ, đái ra máu.
  • Hệ thống máu và bạch tuyết: thiếu máu, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt trong quá trình điều trị với penicillin.
  • Hệ thống thần kinh trung ương: bối rối, lo âu, thay đổi cách cư xử, lú lẫn, co giật, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hiếu động thái quá.
  • Răng biến màu vàng nâu hoặc xám.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Rapiclav điều trị

Hiện nay chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc Rapiclav lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Chưa có đầy đủ dữ liệu các nghiên cứu và kiểm soát thuốc trên phụ nữ có thai. Vì thế chỉ nên sử dụng thuốc khi có thai nếu thật sự cần thiết.

Các kháng sinh loại Ampicillin bài tiết vào sữa, do đó phải sử dụng thận trọng thuốc phối hợp Amoxicillin và Clavunat kali cho phụ nữ đang nuôi con bú.

Khi dùng thuốc Rapiclav cho trẻ em với cân nặng > 40 kg có thể dùng liều khuyến cáo cho người lớn.

Người lớn tuổi: thuốc được bài tiết chủ yếu qua thận và có nguy cơ gây gộc cho thận có những người bệnh có chức năng thận suy giảm. Vì thế cần theo dõi chặt chẽ và giám sát chức năng thận.

Thận trọng dùng thuốc cho người bệnh có cơ địa dị ứng, người bị hen phế quản và bị mề đay hoặc viêm mũi dị ứng.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, người bệnh có thể có thêm những kiến thức hữu ích về dòng thuốc Rapiclav. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị để tránh những tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc không mong muốn có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan