Công dụng thuốc Cefabact

Thuốc Cefabact thuộc nhóm trị ký sinh trùng, kháng nấm, virus và chống nhiễm khuẩn. Thuốc có công dụng và liều lượng sử dụng cụ thể như thế nào và ai nên dùng thuốc? Mọi thông tin sẽ được giải đáp dưới bài viết sau.

1. Công dụng thuốc Cefabact

Thuốc Cefabact có chứa thành phần chính là Cefotaxim và·được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị các loại bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch như: áp xe não, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, bệnh thương hàn, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol), bệnh lậu, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria Monocytogenes), bệnh thương hàn. Thuốc được áp dụng dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ nội soi, mổ tuyến tiền liệt, mổ lấy thai.

2. Các trường hợp không sử dụng thuốc Cefabact

Không sử dụng cho những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với Cefotaxim cùng các thành phần khác của thuốc hoặc các loại kháng sinh nhóm cephalosporin.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cefabact

Trước khi được kê đơn sử dụng thuốc, người bệnh cần nói rõ với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh hoặc dị ứng. Ví dụ như với penicilin, cephalosporin hoặc thuốc khác. Có khoảng 5 - 10% có phản ứng dị ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin nên cần hết sức cẩn trọng khi dùng Cefotaxim cho người bệnh bị dị ứng với penicilin.

Trường hợp dùng chung với các thuốc có khả năng gây độc với thận như: aminoglycosid thì cần phải theo dõi chức năng của thận. Lưu ý giảm liều đối với những người bị suy thận nặng.

Khi sử dụng Cefotaxim có thể gây dương tính giả với test Coombs, các xét nghiệm về đường niệu, chất khử mà không dùng phương pháp enzym.

Tương tự như những loại kháng sinh khác, nếu sử dụng Cefabact dài ngày sẽ có nguy cơ phát triển quá đà của các loại vi khuẩn không nhạy cảm như Enterococcus Candida, Pseudomonas aeruginosa hoặc nguy cơ gây viêm ruột màng giả do Clostridium difficile.

Lưu ý khi sử dụng thuốc này với người có tiền sử bị co giật. Trong trường hợp xuất hiện bị co giật, người bệnh cần ngừng dùng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng co giật.

Thuốc Cefabact chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể về tính an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thuốc có đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ, vì thế phụ nữ có thai không nên dùng thuốc trong thời gian này.

Không nên sử dụng thuốc cho người lái xe hoặc điều khiển máy móc bởi Cefotaxim có thể gây chóng mặt, nhức đầu.

4. Những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Cefabact

Trường hợp thường gặp:

  • Đối với hệ tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy
  • Có thể xuất hiện đau và phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp, viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm;

Trường hợp ít gặp:

  • Đối với hệ tuần hoàn có nguy cơ bị giảm bạch cầu chung hoặc giảm bạch cầu ưa eosin làm cho test Coombs dương tính;
  • Đối với hệ tiêu hóa sẽ làm thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp...;

Trường hợp hiếm gặp:

  • Các phản ứng mẫn cảm, sốc phản vệ;
  • Đối với hệ tiêu hóa gây viêm đại tràng có mang gia do Clostridium difficile;
  • Tăng bilirubin và các enzym của gan;
  • Gây nhức đầu, chóng mặt.

5. Liều lượng và cách sử dụng Cefabact

Thuốc Cefabact được bào chế ở dạng bột pha tiêm nên sẽ hấp thụ vào cơ thể qua việc tiêm bắp sâu hoặc tiêm/ truyền tĩnh mạch (tiêm từ 3 - 5 phút, truyền từ 20 - 60 phút)

Hướng dẫn pha dung dịch:

  • Tiêm bắp: sử dụng 3ml nước pha tiêm vào trong lọ chứa 1g Cefotaxim;
  • Tiêm tĩnh mạch: sử dụng 10ml nước pha tiêm vào trong lọ chứa 1g Cefotaxim;
  • Truyền tĩnh mạch:dung dịch đã hoàn nguyên của Cefotaxim để hòa với 50 ml dung dịch tiêm Natri clorid 0,9%.

Liều lượng khuyến cáo:

  • Người trưởng thành: mỗi ngày là từ 2 - 6g chia làm 2 hoặc 3 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì có thể tăng liều lên đến 12g/ngày. Truyền tĩnh mạch chia làm 3 đến 6 lần. Liều thường dùng khi bị nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa là trên 6g/ngày (chú ý là ceftazidim có tác dụng chống trực khuẩn mủ xanh mạnh hơn);
  • Trẻ em: sử dụng 100 - 150 mg/kg thể trọng (trẻ sơ sinh là 50 mg/kg thể trọng) chia làm 2 - 4 lần mỗi ngày. Một số trường hợp có thể tăng liều 200 mg/kg ở trẻ em và từ 100 - 150 mg/kg ở trẻ sơ sinh.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về thuốc Cefabact. Trước khi sử dụng người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

100 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sốt thương hàn kéo dài bao lâu
    Bệnh sốt thương hàn kéo dài bao lâu?

    Thương hàn có gây sốt không? sốt thương hàn kéo dài bao lâu, bệnh thương hàn sốt kéo dài phải làm sao?... Cùng tìm hiểu ngay các thông tin về tình trạng sốt trong bệnh thương hàn để chủ động ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • medazolin
    Công dụng thuốc Medazolin

    Thuốc Medazolin là thuốc được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn do vi rút hoặc vi khuẩn tấn công. Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ để được hỗ trợ ...

    Đọc thêm
  • Sunamo
    Công dụng thuốc Sunamo

    Thuốc Sunamo thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Sunamo.

    Đọc thêm
  • oralexil
    Công dụng thuốc Oralexil

    Oralexil thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột uống, quy cách đóng gói hộp 10 gói x 3g. Tìm hiểu một số thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Nerapin
    Công dụng thuốc Nerapin

    Nerapin là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được dùng trong điều trị HIV/AIDS, nhiễm HIV-1 ở người lớn và trẻ em, dự phòng truyền bệnh từ mẹ nhiễm HIV-1 ...

    Đọc thêm