Có nên ăn tỏi hậu COVID?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hậu COVID, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài các loại thực phẩm, gia vị, ăn tỏi hậu COVID cũng rất tốt, giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.

1. Ảnh hưởng của COVID lên cơ thể người

Virus COVID-19 xâm nhập vào cơ thể, tấn công phổi, gây bong tróc lớp bảo vệ ở tế bào phổi, làm tổn thương đường hô hấp. Vì vậy, một số bệnh nhân bị viêm 2 lá phổi. Nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ hồi phục. Ngược lại, nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch không tốt thì bệnh viêm phổi sẽ tiến triển nặng, tăng nguy cơ suy hô hấp, tổn thương phổi nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Ngoài phổi, COVID-19 còn gây tổn thương tim, suy gan, thận, rối loạn tuần hoàn máu, tấn công hệ thần kinh, gây đột quỵ, viêm mạch máu cấp tính,...

Bên cạnh đó, hậu COVID cũng làm cho sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm đáng kể, đặc biệt là với những người từng trải qua điều trị hồi sức tích cực. Dù khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn phải đối diện với nhiều triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, khó thở, đau các cơ,... Ngoài ra, hậu COVID còn gây ảnh hưởng tới thần kinh với những biểu hiện như mau quên, lo âu, trầm cảm, mất ngủ,...

2. Ăn tỏi hậu COVID có tốt không?

Từ lâu, tỏi đã được chứng minh là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Và từ lâu, tỏi đã được sử dụng trong y học. Theo nhiều nghiên cứu (trong ống nghiệm và động vật), tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Trong y học cổ truyền, tỏi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu thực, giảm đau, tiêu đờm, sát khuẩn, giải độc,... Tỏi có nhiều hiệu quả trong phòng ngừa, điều trị cho các trường hợp bị ho, cảm cúm, đau đầu, khó thở,...

Tỏi cung cấp hàm lượng lớn flavonoid, giúp sản sinh glutathione, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hồn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh.

Những người thường xuyên ăn 3 - 4 tép tỏi/ngày với tần suất 3 - 4 lần/tuần có thể giảm tới 44% nguy cơ mắc bệnh phổi. Vì vậy, khi bị COVID-19 hoặc sau khi mắc COVID, bạn có thể ăn tỏi tươi hằng ngày. Việc ăn tỏi hoặc thêm tỏi vào chế độ ăn giúp tăng thêm hương vị món ăn, cải thiện hệ thống miễn dịch và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID, hậu COVID.

Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, tỏi giúp nâng cao hệ miễn dịch song chưa nghiên cứu khoa học nào cho thấy tác dụng diệt virus, bất kể loại virus gì, đặc biệt là nCoV. Các thông tin lan truyền trên mạng về việc sử dụng tỏi khi có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đều là kinh nghiệm dân gian. Nhiều người chia sẻ cách giã tỏi pha với nước sôi để nguội ở nồng độ vừa phải để nhỏ mũi, chữa trị triệu chứng cúm. Tuy nhiên đây cũng là cách "không có cơ sở khoa học".

Ăn tỏi nhiều có ảnh hưởng gì không? Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 1 - 2 tép tỏi (3 - 6g)/ngày có thể có lợi cho sức khỏe. Bạn không nên ăn quá nhiều tỏi vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tăng nguy cơ chảy máu, hơi thở nặng mùi, ợ nóng, các vấn đề về tiêu hóa,...

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu COVID

Ngoài việc ăn tỏi hậu COVID, người bệnh cũng nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với nguyên tắc sau:

  • Đa dạng thực phẩm: Hậu COVID, người bệnh cần đảm bảo ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong các nhóm thực phẩm (đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất), phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật hợp lý để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật, phục hồi sức khỏe tốt hơn;
  • Ăn đủ bữa: Bệnh nhân nên ăn 3 - 4 bữa/ngày, có thể chia nhỏ bữa ăn hoặc ăn thêm bữa phụ. Sau khi mắc COVID, người bệnh nên ăn các món hấp, luộc, nấu chín mềm. Nếu không ăn đủ chất, bệnh nhân nên uống thêm sữa bổ sung dinh dưỡng (1 - 2 cốc/ngày);
  • Bổ sung vitamin: Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn tỏi hậu COVID, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm tăng cường miễn dịch, viên uống vitamin tổng hợp (C, D) để cải thiện sức khỏe;
  • Uống đủ nước: Bổ sung thêm lượng nước lọc cần thiết, nước ép hoa quả,... để nâng cao sức đề kháng.
  • Thực phẩm nên tránh: Người bệnh nên tránh nước uống có ga, bia rượu, thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, đồ muối chua, đồ hộp,...);
  • Người đang mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, gút, tăng huyết áp,... nên thực hiện nghiêm ngặt theo chế độ dinh dưỡng được bác sĩ chỉ định.

Một số thực phẩm tốt nên sử dụng hậu COVID:

  • Thịt lợn: Là nguồn protein chất lượng cao, giàu axit amin thiết yếu cùng vitamin nhóm B và kẽm, tốt cho người đang hồi phục sức khỏe sau nhiễm COVID;
  • Thịt bò: Giàu lipid, protid, muối khoáng, vitamin A, B, D cùng canxi, sắt, photpho,... có tác dụng bổ khí huyết, cường tráng cơ bắp, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và đảm bảo lưu lượng máu tới não bộ;
  • Thịt gà: Giàu vitamin A, E, C, B1, B2, PP, canxi, sắt, photpho và kẽm,... cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;
  • Hạt sen: Cung cấp tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin B2, natri, kali, magie, canxi, photpho,... chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ hậu COVID;
  • Củ sen: Cung cấp sắt, kẽm, magie, mangan,... có tác dụng an thần, giảm cholesterol xấu trong máu, bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn;
  • Các thực phẩm khác: Gạo lứt, long nhãn, hoa thiên lý, rau lạc tiên, gia vị (gừng, sả,...).

Mỗi người có thể ăn tỏi hậu COVID với lượng vừa đủ để đảm bảo cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng phòng tránh bệnh tật. Ngoài ra, sau khi mắc COVID, người bệnh nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm căng thẳng tâm lý, ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, tập luyện thể dục vừa sức,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • moloxcin 400
    Công dụng thuốc Moloxcin 400

    Moloxcin 400 là thuốc gì, có phải là thuốc kháng sinh không? Thực tế, Moloxcin 400 là thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn. Thuốc Moloxcin 400mg được dùng để điều trị nhiễm khuẩn với cả vi khuẩn Gram ...

    Đọc thêm
  • Fudcefu 500
    Fudcefu 500 là thuốc gì?

    Thuốc Fudcefu 500mg là thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần Cefuroxim 500mg. Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện theo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên ...

    Đọc thêm
  • Tổn thương thần kinh do hóa trị
    Tổn thương thần kinh ở bệnh nhân đồng nhiễm lao và HIV

    Lao và HIV/AIDS tạo nên gánh nặng lớn về bệnh nhiễm trùng ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế. Trong cơ thể bệnh nhân, hai tác nhân gây bệnh này, vi khuẩn lao và virus HIV, thúc đẩy ...

    Đọc thêm
  • Cledamed 150
    Công dụng thuốc Cledamed 150

    Cledamed 150 với thành phần chính là Clindamycin, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn. Việc chủ động tìm hiểu về công dụng thuốc Cledamed 150, cũng như liều dùng, cách dùng sẽ ...

    Đọc thêm
  • aurocefa
    Công dụng thuốc Aurocefa

    Thuốc Aurocefa là thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng với phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc có thành phần chính là Cefotaxime và tác dụng ...

    Đọc thêm