Công dụng thuốc Oradays

Thuốc Oradays có thành phần hoạt chất chính là Ciprofloxacin với hàm lượng 200mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ 1 túi. Đây là loại thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

1. Thuốc Oradays là thuốc gì?

Thuốc Oradays là thuốc gì? Thuốc Oradays có thành phần hoạt chất chính là Ciprofloxacin với hàm lượng 200mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ 1 túi. Đây là loại thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng nhiễm khuẩn. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch.

1.1. Dược lực học của hoạt chất Ciprofloxacin

Hoạt chất chính Ciprofloxacin là một hoạt chất mới thuộc nhóm Quinolon. Chất này có tác dụng ức chế men gyrase (gyrase inhibitors) của vi khuẩn.

1.2. Dược động học của hoạt chất Ciprofloxacin

  • Khả năng hấp thu: Kháng sinh Ciprofloxacin được hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hoá. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, khả năng hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Ðộ khả dụng sinh học của Ciprofloxacin đạt khoảng 70-80%.
  • Khả năng phân bố: Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau khi uống thuốc khoảng 60 đến 90 phút. Kháng sinh Ciprofloxacin hiện diện với nồng độ cao tại những vị trí nhiễm trùng chẳng hạn như trong các dịch của cơ thể và trong các mô. Thời gian bán hủy trung bình là từ 3 đến 5 giờ. Người bệnh chỉ cần uống thuốc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối.
  • Khả năng chuyển hoá: Kháng sinh này chủ yếu được chuyển hóa ở gan.
  • Khả năng thải trừ: khoảng 40-50% thuốc được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận.

1.3. Tác dụng của hoạt chất Ciprofloxacin

Kháng sinh Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, tác dụng diệt khuẩn phổ rộng. Loại dược chất này có công dụng trong ức chế quá trình di truyền, sinh sản ở vi khuẩn. Từ đó, thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ tác dụng rộng trên cả các chủng vi khuẩn kháng các kháng sinh khác như Tetracyclin, Penicillin hay Aminosid.

2. Thuốc Oradays công dụng điều trị bệnh gì?

Thuốc Oradays được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn:

Đối với người bệnh là trẻ em và vị thành niên:

  • Nhiễm khuẩn phế quản ở những người bị xơ hóa nang nguyên nhân do Pseudomonas aeruginosa.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có kèm theo biến chứng và viêm thận.
  • Nhiễm bệnh than qua đường hô hấp (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị khỏi bệnh).
  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em và thanh niên nếu điều này thật sự cần thiết.

Đối với người lớn:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nguyên nhân do vi khuẩn gram âm: Đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh viêm phổi.
  • Viêm tai giữa mủ mạn tính.
  • Viêm mào tinh hoàn nguyên nhân do lậu cầu Neisseria gonorrhoeae.
  • Bệnh viêm tiểu khung bao gồm cả trường hợp có nguyên nhân do nhiễm lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm do nhiễm vi khuẩn Gram âm.
  • Viêm tai ngoài do nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp.
  • Điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn đối với những người bị giảm bạch cầu trung tính.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Đợt nhiễm khuẩn cấp tính của bệnh viêm phế quản mạn tính.
  • Viêm xoang cấp tính nguyên nhân do vi khuẩn.

3. Cách dùng và liều điều trị của thuốc Oradays

3.1. Cách dùng thuốc Oradays

  • Thuốc Oradays được bào chế dưới dạng dung dịch truyền: sử dụng theo đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc vào cơ thể và cần phải đảm bảo nơi tiếp xúc giữa vùng da và kim truyền hoàn toàn vô khuẩn.
  • Việc dùng thuốc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn.

3.2. Liều dùng của thuốc Oradays

  • Cần hiệu chỉnh liều dùng đối với những người bị suy giảm chức năng thận (không cần hiệu chỉnh liều đối với những người bị suy giảm chức năng gan).
  • Liều điều trị với bệnh suy thận có hoặc không kèm lọc máu có nồng độ creatinin trong huyết thanh lớn hơn 3 mg trong 100 ml hoặc ClCr nhỏ hơn 20 ml trên phút dùng 1 liều/ngày hoặc 2 x 1⁄2 liều/ngày.
  • Liều điều trị với bệnh suy thận có thẩm phân phúc mạc: trong ngày cứ mỗi 6 giờ truyền 50 mg/ml dịch lọc.

3.3. Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Oradays

Đây là loại thuốc được sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch, cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nên hạn chế tối đa trường hợp quên hay quá liều thuốc xảy ra.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Oradays

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Oradays, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ thường gặp như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Rối loạn tổng quát và tại chỗ tiêm: Phản ứng tại chỗ tiêm trong quá trình truyền tĩnh mạch).

Tác dụng phụ ít gặp, như sau:

  • Nhiễm khuẩn và gây hại cho các cơ quan cụ thể là bội nhiễm nấm.
  • Rối loạn hệ tạo máu: Tăng số lượng bạch cầu ưa acid.
  • Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa:Mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng, chán ăn.
  • Rối loạn tâm thần: Rối loạn tâm thần vận động hay kích động.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Đau nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, mất vị giác.
  • Rối loạn tiêu hóa: nôn mửa, đau tức bụng, khó tiêu, đầy hơi.
  • Rối loạn gan mật: tăng chỉ số transaminase, tăng chỉ số bilirubin.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, nổi mề đay trên da.
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: đau nhức cơ xương (như đau chi, đau lưng, đau ngực), đau mỏi các khớp.
  • Rối loạn tiết niệu: Suy thận.
  • Rối loạn tổng quát và tại chỗ tiêm: Suy nhược cơ thể, sốt.

Tác dụng phụ hiếm gặp, như sau:

  • Nhiễm khuẩn và gây hại đối với các cơ quan: Viêm đại tràng do kháng sinh.
  • Rối loạn hệ tạo máu: giảm số lượng bạch cầu, thiếu máu, giảm số lượng bạch cầu trung tính, giảm số lượng tiểu cầu.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng dị ứng, phù nề hay phù mạch.
  • Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng lượng đường trong máu.
  • Rối loạn tâm thần: Lú lẫn, mất định hướng trong không gian, giận dữ, ảo giác.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: rối loạn cảm giác, xúc giác, động kinh, hoa mắt, chóng mặt.
  • Rối loạn mắt: rối loạn thị giác.
  • Rối loạn tai: ù tai hay mất thính giác.
  • Rối loạn tim mạch: loạn nhịp.
  • Rối loạn mạch: Giãn mạch, hạ huyết áp hay hôn mê.
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Khó thở (bao gồm cả tăng tần suất xuất hiện cơn hen).
  • Rối loạn gan mật: Suy gan, viêm gan, vàng da ứ mật.
  • Rối loạn da và mô dưới da: nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: đau mỏi cơ, viêm các khớp, tăng trương lực cơ, chuột rút.
  • Rối loạn tiết niệu: suy thận, đi tiểu có lẫn máu, tinh thể niệu, viêm thận kẽ.
  • Rối loạn tổng quát và tại chỗ tiêm: Phù nề, đổ mồ hôi (tăng tiết mồ hôi).Trên đây không

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng không mong muốn của loại thuốc này. Bạn cũng có thể gặp những tác dụng phụ khác, vì thếthế cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Oradays.

5. Tương tác của thuốc Oradays

Tương tác của thuốc Oradays có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc Oradays, nếu người bệnh phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là khả năng chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể
  • Thuốc Oradays xảy ra tương tác với một số thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm nhóm phi Steroid hay nhóm NSAIDs cụ thể như Ibuprofen, Naproxen, thuốc điều trị tiểu đường như Glibenclamid, thuốc điều trị loét dạ dày-tá tràng (sucralfate), ...
  • Một số loại thuốc có thể thay đổi nhịp tim như thuốc chống loạn nhịp ( amiodarone, hydroquinidine, quinidine, disopyramide, sotalol, dofetilide, ibutilide), thuốc chống trầm cảm, kháng sinh nhóm macrolides, thuốc chống rối loạn tâm thần.
  • Tương tác của thuốc Oradays với các loại thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng thuốc Oradays với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay hút thuốc lá... Nguyên nhân là do trong thành phần các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các loại hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây ra hiện tượng đối kháng hay tăng tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Oradays hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Oradays kết hợp cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Oradays

6.1. Chống chỉ định của thuốc Oradays

  • Không được sử dụng thuốc Oradays với những người có cơ địa quá mẫn với Ciprofloxacin, với các nhóm Quinolone khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng thuốc có chứa thành phần Ciprofloxacin với Tizanidine.

Những chống chỉ định như đã cung cấp ở trên là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc điều trị cùng với loại thuốc này. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị, tốt nhất bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng và cách dùng.

6.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc Oradays

  • Nên uống nhiều nước khi điều trị bằng thuốc có chứa thành phần hoạt chất Ciprofloxacin.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mạnh hoặc ánh sáng tia cực tím nhân tạo. Bởi khi dùng thuốc Oradays da sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời và tia cực tím.
  • Ngừng sử dụng loại thuốc này khi có biểu hiện của các phản ứng có hại nghiêm trọng.
  • Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên dùng thuốc Oradays cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Oradays có thể gây ra tác dụng phụ là đau nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, vì thế cần thận trọng khi tham gia lái xe và vận hành máy móc.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Oradays cho người già.
  • Lưu ý tác dụng không mong muốn của thuốc Oradays đối với những người bị bệnh động kinh.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Oradays, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều dùng của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều dùng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
  • Trước khi ngưng sử dụng thuốc Oradays, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
  • Bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có vấn đề về thận, gan, động kinh, nhược cơ, bệnh lý về tim mạch, tiểu đường do có thể làm tình trạng bệnh lý diễn biến nghiêm trọng hơn. Đồng thời, nếu bạn hoặc có người trong gia đình bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase, bạn cũng cần chủ động thông báo lại với bác sĩ.

Bảo quản thuốc Oradays ở những nơi khô ráo, trong đồ bao gói kín, khô ráo, tránh ẩm và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Oradays tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Oradays khi đã hết hạn sử dụng, đổi màu, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối chất. Tham khảo ý kiến từ các công ty xử lý môi trường để biết cách để tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt hay xả thuốc xuống bồn cầu hay hệ thống đường ống dẫn nước.

Thuốc Oradays có thành phần hoạt chất chính là Ciprofloxacin với hàm lượng 200mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ 1 túi. Đây là loại thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng nhiễm khuẩn. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm truyền nên việc dùng thuốc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng tại nhà, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc nhỏ tai viêm tai giữa
    Cảnh giác khi dùng thuốc nhỏ tai viêm tai giữa

    Viêm tai giữa là bệnh lý hay gặp ở trẻ em, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc nhỏ tai có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • promaquin
    Các tác dụng phụ của thuốc Promaquin

    Thuốc Promaquin được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh lậu,....Ngoài các công dụng kể trên, bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về các tác ...

    Đọc thêm
  • Hadipro
    Công dụng thuốc Hadipro

    Thuốc Hadipro có thành phần chính là Ciprofloxacin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hadipro được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn như viêm bàng quang, viêm bể thận, nhiễm trùng da và mô mềm,.... Cùng nắm ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cipad
    Công dụng thuốc Cipad

    Thuốc Cipad là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, chủ trị những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, nhiễm lậu cầu,... Cipad được dùng bằng đường uống với khả năng hấp thu tốt trong cơ ...

    Đọc thêm
  • maykary
    Công dụng thuốc Maykary

    Thuốc Maykary là kháng sinh được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch với thành phần chính Ciprofloxacin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần ...

    Đọc thêm