Công dụng thuốc Misadin

Misadin được bào chế dưới dạng viên nén, thành phần chính là doxazosin. Thuốc được chỉ định trong điều trị bướu lành tiền liệt tuyến và tăng huyết áp. Vậy thuốc Misadin nên được sử dụng như thế nào?

1. Misadin là thuốc gì?

Misadin được bào chế dưới dạng viên nén, thành phần chính là doxazosin. Thuốc được chỉ định trong điều trị hai loại bệnh lý là bướu lành tiền liệt tuyến và tăng huyết áp.

2. Cách dùng - Liều dùng thuốc Misadin

Cách dùng: Thuốc Misadin cần được uống nguyên viên, không được nghiền nát hoặc nhai viên thuốc.

Liều dùng:

  • Bướu lành tiền liệt tuyến: Liều dùng 1 mg/ngày, có thể tăng lên 2 mg, 4 mg & tối đa 8 mg/ngày; điều chỉnh liều mỗi 1 - 2 tuần.
  • Tăng huyết áp: Liều dùng 1 mg/ngày, có thể tăng lên từ từ 2 mg, 4 mg, 8 mg & tối đa 16 mg. Điều chỉnh liều mỗi 1 - 2 tuần, thông thường là 2 - 4 mg x 1 lần/ngày.

3. Chống chỉ định thuốc Misadin

Thuốc Misadin được chống chỉ định với người bị quá mẫn quinazoline. Chống chỉ định là những trường hợp không được dùng thuốc do nguy cơ gây ra biến chứng rất cao, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Misadin

Cần thận trọng khi sử dụng Misadin cho người bị suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, người đang lái xe và vận hành máy móc. Ngoài ra, người cao tuổi, trẻ dưới 15 tuổi, người bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày cũng cần cân nhắc kỹ khi sử dụng thuốc.

Những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc luôn cần theo dõi về tiến triển bệnh, có hay không các biến chứng xảy ra trong quá trình dùng thuốc, kiểm soát liều lượng chặt chẽ, điều chỉnh liều phù hợp để tăng hiệu quả điều trị. Thuốc chỉ được sử dụng trên các đối tượng này khi lợi ích từ thuốc được đánh giá cao hơn rủi ro.

5. Tác dụng phụ thuốc Misadin

Misadin có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị gồm hạ huyết áp tư thế, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt tư thế, choáng váng, phù, suy nhược, lơ mơ, buồn nôn, viêm mũi.

Thông thường, các tác dụng phụ là nhẹ và tự biến mất sau khi ngừng thuốc một thời gian. Nếu gặp các phản ứng, dù nặng hay nhẹ, hãy báo cho bác sĩ để được hướng dẫn, có thể là điều chỉnh liều hoặc ngừng hẳn thuốc và theo dõi triệu chứng.

6. Tương tác thuốc Misadin

Hiện chưa có đầy đủ thông tin về tương tác thuốc khi sử dụng Misadin với các loại thuốc khác. Khi thuốc này uống cùng với thuốc kia, sau khi vào cơ thể, các thành phần thuốc sẽ phản ứng với nhau, có thể là gây thay đổi, tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Do đó, việc nghiên cứu tương tác thuốc là điều rất quan trọng để đảm bảo việc sử dụng thuốc là an toàn và hiệu quả.

7. Quên liều và quá liều thuốc Misadin

Khi quên liều cần dùng càng sớm càng tốt, thông thường là cách tối đa 1-2 giờ kể từ thời điểm cần uống liều thuốc. Nếu gần liều tiếp theo, trực tiếp bỏ qua liều cũ mà không nhân đôi liều. Việc gấp đôi liều khi không có chỉ định của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và giảm hiệu quả của thuốc.

Quá liều Misadin hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra.

Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Misadin, người dùng sẽ hiểu hơn về công dụng và cơ chế hoạt động của thuốc, qua đó biết cách sử dụng như thế nào cho đúng và an toàn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

303 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan