1. Khái niệm cơ bản về Tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát, khám sàng lọc sớm ung thư đường tiêu hóa là thực hiện xét nghiệm và các thủ thuật quan trọng để kiểm tra xem hệ tiêu hóa của người bệnh. Từ đó nhằm phát hiện sớm các tế bào ung thư hoặc tiền ung thư ngay cả khi bệnh nhân chưa có bất cứ triệu chứng gì.

Sự hình thành và phát triển của ung thư tiêu hóa diễn ra rất âm thầm. Người bệnh khó nhận biết. Khi có triệu chứng rõ rệt, người bệnh đi khám mới phát hiện ra ung thư bước sang giai đoạn 4 (muộn). Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn, thời gian cũng kéo dài, đặc biệt là tuổi thọ bị rút ngắn. Do đó, tầm soát, khám sàng lọc ung thư tiêu hóa định kỳ là cách giúp bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.
2. Phương pháp chẩn đoán, tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Phương pháp tầm soát, khám sàng lọc ung thư có rất nhiều. Tùy theo loại ung thư trong đường tiêu hóa mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp
2.1. Tầm soát ung thư dạ dày, thực quản
Phương pháp khám sàng lọc, chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày:
- Chụp X-quang:
- Nội soi dạ dày, thực quản.
2.2. Tầm soát, khám sàng lọc ung thư đại tràng, trực tràng
Phương pháp khám sàng lọc ung thư đại tràng và trực tràng gồm có:
- Thực hiện xét nghiệm hóa miễn dịch phân (viết tắt là FIT).
- Nội soi đại tràng nhằm soi toàn bộ đại tràng.
- Nội soi trực – đại tràng bằng ống soi mềm, chụp cắt lớp vi tính dành cho đối tượng không thực hiện được nội soi toàn bộ đại tràng.
Ngoài ra, tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu: tầm soát ung thư đường tiêu hóa CEA, chụp cắt lớp vi tính... để chẩn đoán chính xác hơn. Trong đó, nội soi tiêu hóa là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, vừa có thể phát hiện vừa giúp cắt bỏ polyp.
3. Khi nào nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa?

Độ tuổi được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày, thực quản, đại tràng dao động từ 40 – 45 tuổi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đưa ra, người trẻ từ 30 – 35 tuổi cũng có xu hướng mắc bệnh này. Do đó, việc tầm soát sớm ung thư là rất cần thiết. Nhất là đối tượng sau đây:
- Gia đình có tiền sử mắc ung thư tiêu hóa.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học như thường xuyên dùng rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, đóng hộp, đồ chiên....
- Người mắc bệnh về đường tiêu hóa.
- Người có polyp, vi khuẩn HP...
Bên cạnh đó, nếu xuất hiện dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa sau đây, mọi người hãy đến ngay bệnh viện để tầm soát, thăm khám:
- Chướng bụng và thường xuyên bị đầy hơi.
- Ợ chua, khó nuốt.
- Phân lẫn máu.
- Táo bón hoặc tiêu chảy diễn ra bất thường, kéo dài.
4. Các lưu ý khi tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Để tầm soát, chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa chính xác, các bạn cần chú ý điều sau:
- Cần nhịn ăn ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi khám sàng lọc hoặc nhịn theo chỉ định của bác sĩ.
- Trước 3 – 4 ngày làm tầm soát nên tránh ăn đồ ăn có chất xơ.
- Không dùng thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích, có gas trước thời gian thực hiện xét nghiệm 4 – 6 tiếng.
- Không uống/ăn đồ có màu đậm.
- Ngừng dùng các loại thuốc đang uống.
Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa bệnh ung thư tốt nhất, các bạn hãy nhớ khám sàng lọc ung thư định kỳ.
Quý khách liên hệ ngay tới HOTLINE hoặc đặt TẠI ĐÂY để đặt lịch khám tại bệnh viện Đa khoa Vinmec. Ngoài ra, tải app MyVinmec, bạn có thể đặt lịch trên điện thoại dễ dàng.