Công dụng thuốc Ibrafen

Thuốc Ibrafen được sử dụng trong một số tình trạng bệnh lý nhất định. Vậy Ibrafen là thuốc gì, tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Thuốc Ibrafen có tác dụng gì?

Ibrafen là một loại thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống với thành phần chính là 100mg Ibuprofen/ 5ml hỗn dịch.

Thuốc Ibrafen được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Hạ sốt ở trẻ em.
  • Giảm đau trong các trường hợp như:
    • Đau răng hoặc đau do nhổ răng;
    • Đau đầu;
    • Đau bụng kinh;
    • Đau xương khớp do thấp;
    • Đau do bong gân.

Thuốc Ibrafen chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người có tiền sử phản ứng quá mẫn khi sử dụng Aspirin hoặc các thuốc NSAID khác;
  • Người đang trong tình trạng liên quan đến chảy máu hoặc tăng xu hướng chảy máu;
  • Người đang bị hoặc có tiền sử loét đường tiêu hóa hoặc chảy máu dạ dày - ruột tái diễn (có ít nhất 2 lần riêng biệt có bằng chứng bị loét hoặc chảy máu);
  • Người có tiền sử bị chảy máu hoặc thủng dạ dày ruột có liên quan đến việc sử dụng thuốc NSAID trước đó;
  • Bệnh nhân bị suy tim nặng;
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng;
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng (tốc độ lọc cầu thận dưới 30mL/phút);
  • Bệnh nhân bị mất nước nặng do nôn, tiêu chảy hoặc bù nước không đủ;
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Ibrafen

Thuốc Ibrafen được sử dụng bằng đường uống. Để Ibrafen có tác dụng nhanh hơn, có thể dùng thuốc khi đói. Đối với bệnh nhân có dạ dày nhạy cảm, nên dùng thuốc Ibrafen kèm với thức ăn.

Lắc kỹ lọ thuốc Ibrafen trước khi dùng. Hỗn dịch thuốc Ibrafen có thể gây ra cảm giác nóng rát thoáng qua ở vùng miệng hoặc cổ họng khi uống.

Liều dùng thuốc Ibrafen phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và tuổi của từng người như sau:

  • Liều dùng tối đa một lần của thuốc Ibrafen đối với người lớn và thanh thiếu niên không nên vượt quá 400mg Ibuprofen;
  • Sử dụng trên 400mg Ibuprofen 1 lần không làm tăng tác dụng giảm đau của thuốc;
  • Thời gian giữa các liều thuốc Ibrafen ít nhất là 4 giờ;
  • Tổng liều dùng đối với người lớn và thanh thiếu niên của thuốc Ibrafen không nên vượt quá 1200mg Ibuprofen trong khoảng thời gian 24 giờ;
  • Cần trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm, nặng thêm hoặc cần sử dụng thuốc Ibrafen quá 3 ngày để điều trị hạ sốt và quá 5 ngày để điều trị giảm đau.

Người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên:

  • Dùng thuốc Ibrafen để giảm đau: Sử dụng liều 200 - 400mg (10 - 20mL)/ lần, 3 - 4 lần/ ngày.

Trẻ em sử dụng thuốc Ibrafen để hạ sốt và giảm đau: Sử dụng liều hàng ngày là 20 - 30mg/kg thể trọng, chia làm nhiều lần trong ngày như sau:

  • Trẻ từ 3 - 6 tháng (khoảng 5 - 7kg) sử dụng liều 2,5ml (50mg)/ lần x 2 - 3 lần/ ngày, tối đa 150mg/ ngày;
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng (khoảng 7 - 10kg) sử dụng liều 2,5ml (50mg)/ lần x 3 lần/ ngày, tối đa 150mg/ ngày;
  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi (khoảng 10 - 14,5kg) sử dụng liều 2,5ml (50mg)/ lần x 3 - 4 lần/ ngày, tối đa 200mg/ ngày;
  • Trẻ từ 3 - 7 tuổi (khoảng 14.5 - 25kg) sử dụng liều 5ml (100mg)/ lần x 3 - 4 lần/ ngày, tối đa 400mg/ ngày;
  • Trẻ từ 8 - 12 tuổi (khoảng 25 - 40kg) sử dụng liều 10ml (200mg)/ lần x 3 đến 4 lần/ ngày, tối đa 800mg/ ngày;
  • Không dùng thuốc Ibrafen cho trẻ em tuổi dưới 3 tháng hoặc trẻ em có cân nặng dưới 5kg;
  • Đối với trẻ em từ 3 - 5 tháng tuổi, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng trầm trọng thêm, hoặc nếu triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng thuốc Ibrafen.

Khi sử dụng quá liều thuốc Ibrafen, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ngủ lịm và ngủ gật. Tác động lên hệ thần kinh trung ương của thuốc Ibrafen bao gồm đau đầu, ù tai, chóng mặt, co giật, mất tỉnh táo. Các triệu chứng quá liều hiếm gặp của thuốc Ibrafen bao gồm:

  • Chứng rung giật nhãn cầu;
  • Nhiễm acid chuyển hóa;
  • Hạ thân nhiệt;
  • Ảnh hưởng đến thận;
  • Chảy máu dạ dày ruột;
  • Hôn mê;
  • Ngạt thở;
  • Trầm cảm;
  • Ngộ độc tim mạch, bao gồm tình trạng tụt huyết áp, nhịp tim chậm, tim đập nhanh;
  • Suy thận ;
  • Tổn thương gan.

Không có biện pháp giải độc đặc hiệu khi sử dụng quá liều thuốc Ibrafen. Khuyến cáo tiến hành rửa/ làm sạch dạ dày kèm theo các biện pháp hỗ trợ nếu liều thuốc vượt quá 400mg/ kg trong giờ đầu tiên.

3. Tác dụng phụ của thuốc Ibrafen

Trong quá trình sử dụng Ibrafen, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:

  • Loét đường tiêu hóa, chảy máu hoặc thủng dạ dày ruột, đôi khi có thể gây tử vong, đặc biệt ở người già;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đầy hơi;
  • Táo bón;
  • Khó tiêu;
  • Đau bụng;
  • Đại tiện ra máu đen;
  • Nôn ra máu;
  • Bệnh viêm ruột kết tiến triển;
  • Bệnh Crohn;
  • Viêm dạ dày;
  • Các phản ứng dị ứng không đặc hiệu và phản vệ;
  • Hen, hen tăng lên, co thắt phế quản hoặc khó thở;
  • Phát ban, ngứa;
  • Mày đay;
  • Phù bạch huyết;
  • Ban đỏ đa dạng;
  • Bệnh da bóng nước bao gồm hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì độc tính;
  • Trầm trọng thêm của tình trạng viêm do nhiễm trùng;
  • Rối loạn tim mạch: Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc ở liều cao 2400mg/ngày và kéo dài.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong khi sử dụng thuốc Ibrafen, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Ibrafen với các thuốc khác

Cần chú ý khi sử dụng phối hợp thuốc Ibrafen với các loại thuốc sau:

  • Những thuốc lợi tiểu, ức chế ACE, chẹn kênh beta và t đối kháng angiotensin-II NSAID;
  • Thuốc lợi tiểu cũng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thận của NSAID;
  • Glycosid trợ tim: Ibrafen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim, làm giảm tốc độ lọc cầu thận và tăng nồng độ của glycosid trợ tim trong huyết tương;
  • Lithium: Việc sử dụng đồng thời thuốc Ibrafen với các chế phẩm Lithium có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của các loại thuốc này;
  • Methotrexate: Thuốc Ibrafen có thể ức chế bài tiết Methotrexate ở ống thận, làm giảm độ thanh thải của thuốc này;
  • Ciclosporin: Tăng nguy cơ ngộ độc thận với Ibrafen;
  • Corticosteroid: Thuốc Ibrafen nên được sử dụng thận trọng khi kết hợp với Corticosteroid do có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt đối với dạ dày ruột;
  • Các thuốc chống đông: Ibrafen có thể làm tăng tác dụng của những thuốc chống đông như là Warfarin;
  • Axit acetylsalicylic: Dùng đồng thời Ibrafen với axit acetylsalicylic/aspirin không được khuyến nghị do khả năng tăng tác dụng phụ;
  • Sulfonylurea: Ibrafen có thể làm tăng tác dụng của các thuốc Sulfonylurea;
  • Zidovudine: Sử dụng chung với Ibrafen làm tăng nguy cơ gây độc tính huyết. Đã có bằng chứng cho thấy tăng nguy cơ tụ máu khớp và bướu máu ở bệnh nhân HIV có chứng máu khó đông, sau khi được điều trị đồng thời bằng thuốc Zidovudine và Ibuprofen;
  • Các thuốc NSAID khác: Sử dụng đồng thời một vài thuốc thuộc nhóm NSAID có thể làm tăng nguy cơ loét và chảy máu dạ dày ruột;
  • Aminoglycosid: Ibrafen có thể làm giảm sự đào thải của các Aminoglycoside;
  • Cholestyramine: Sử dụng phối hợp Ibrafen và Cholestyramine có khả năng làm giảm hấp thu của Ibuprofen trong đường tiêu hóa;
  • Tacrolimus: Sử dụng đồng thời với Ibrafen có thể tăng nguy cơ độc tính thận;
  • Sử dụng Ibrafen cùng với các thuốc chống kết tụ tiểu cầu và các thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin chọn lọc sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày ruột;
  • Ginkgo biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng chung với Ibrafen;
  • Kháng sinh nhóm Quinolon sử dụng chung với Ibrafen có thể làm tăng nguy cơ co giật;
  • Các thuốc ức chế CYP2C9: Việc sử dụng kết hợp Ibrafen với các thuốc ức chế CYP2C9 có thể làm gia tăng phơi nhiễm với ibuprofen (cơ chất của CYP2C9).

Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Ibrafen có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Ibrafen theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan