Công dụng thuốc Calcifore

Thuốc Calcifore được bào chế dưới dạng dung dịch thuốc tiêm với thành phần chính là Calcium glubionate. Thuốc được sử dụng để bổ sung khoáng chất và vitamin trong điều trị một số bệnh lý.

1. Thuốc Calcifore công dụng là gì?

Mỗi ống 5ml dung dịch thuốc tiêm Calcifore có thành phần chính là Calcifore glubionate và các tá dược khác. Calcifore glubionate là loại thuốc bổ sung calci.

Sử dụng calci theo đường tiêm cho phép điều chỉnh nhanh tình trạng hạ calci huyết và các triệu chứng lâm sàng bao gồm: Co thắt thanh quản, dị cảm, tăng kích thích thần kinh cơ dẫn đến co giật, chuột rút. Trong các tình trạng thiếu calci mãn tính do sự rối loạn hấp thu ở ruột, sử dụng liệu pháp calci đường tiêm sẽ ổn định lại các thông số về calci và duy trì chúng ở trạng thái cân bằng.

Tăng nồng độ calci cũng sẽ góp phần làm giảm tính thấm thành mao mạch và từ đó làm giảm quá trình xuất tiết, viêm và dị ứng. Nhờ được dung nạp tốt ở mô mà calcium glubionate không chỉ được tiêm bằng đường tĩnh mạch mà còn có thể dùng tiêm bắp sâu (tuy nhiên không nên tiếp bắp ở đối tượng trẻ em).

Chỉ định: Sử dụng thuốc Calcifore trong các trường hợp sau:

  • Điều trị co cứng cơ do hạ calci huyết, rối loạn thần kinh cơ có liên quan;
  • Người bị thiếu calci mãn tính, nhuyễn xương, còi xương, loãng xương khi sử dụng calci dạng uống không đạt hiệu quả tốt;
  • Điều trị hỗ trợ với các trường hợp nổi mề đay, chàm cấp;
  • Điều trị ngộ độc fluoride, ngộ độc kim loại chì;
  • Hỗ trợ điều trị chứng tăng kali huyết nặng.

Chống chỉ định: Không được sử dụng thuốc Calcifore trong các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng, quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc Calcifore;
  • Bệnh nhân tăng calci huyết, calci niệu nặng;
  • Người bệnh galactose huyết, suy thận nặng;
  • Người đang được điều trị bằng adrenalin hoặc digitalis.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Calcifore

Cách dùng: Thuốc Calcifore được sử dụng bằng đường tiêm.

Liều dùng: Tiêm IV chậm (10ml trong vòng 3 phút), lưu ý theo dõi nhịp tim và tuyệt đối không tiêm dưới da. Liều cụ thể như sau:

  • Người lớn: Dùng liều 10ml/lần x 1 - 3 lần/ngày;
  • Trẻ em: Dùng liều 5 - 10ml/lần/ngày;
  • Người lớn hoặc trẻ em hạ calci huyết nặng: Sử dụng đường truyền IV, điều chỉnh liều dùng theo calci niệu, calci huyết;
  • Trường hợp hạ calci huyết nặng ở trẻ còn bú, nhũ nhi: Dùng liều 40 - 80 mg calci nguyên tố/kg/24 giờ (tương đương 4 - 9ml) truyền IV trong vòng tối đa 3 ngày, sau đó uống.

Quá liều và quên liều: Thuốc Calcifore được sử dụng bằng đường tiêm nên hiếm khi xảy ra tình trạng quá liều hoặc quên liều. Khi được chỉ định dùng thuốc, người bệnh nên phối hợp với bác sĩ để tránh nguy cơ gặp các tình trạng này.

3. Tác dụng phụ của thuốc Calcifore

Trong quá trình sử dụng thuốc Calcifore, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Bốc hỏa, vã mồ hôi, nôn, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, trụy mạch khi tiêm IV quá nhanh;
  • Khi tiêm chệch mạch: Tróc vảy hoặc thậm chí hoại tử da;
  • Hiếm gặp: Calci hóa mô mềm tại chỗ.

Người dùng hãy báo ngay cho các bác sĩ khi gặp tác dụng phụ của thuốc Calcifore, đặc biệt là khi xuất hiện các tình trạng tăng nặng bất thường để được xử lý kịp thời.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Calcifore

Một số lưu ý bệnh nhân cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Calcifore:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc Calcifore, người bệnh cần được theo dõi sát calci huyết, calci niệu, nhất là ở đối tượng trẻ em và người đang sử dụng vitamin D;
  • Tránh sử dụng lâu dài calci đường tiêm cho đối tượng trẻ sơ sinh, nhũ nhi hoặc người bệnh suy thận nặng;
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Tương tác thuốc Calcifore: Thuốc xảy ra tương tác với adrenalin, digitalis, verapamil, thiazide và các thuốc chẹn calci khác.

Khi được chỉ định sử dụng thuốc Calcifore, người bệnh cần chú ý làm theo các hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, phòng tránh nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên thông báo chính xác cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng, các bệnh lý mình đã/đang mắc phải. Đồng thời, người bệnh không được tự ý ngừng thuốc, dùng thuốc hay thay đổi bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

174 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan