Công dụng thuốc Aspifar

Aspifar thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế bột sủi. Thuốc có chứa thành phần chính là Aspirin. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Aspifar sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Chỉ định của thuốc Aspifar

Thuốc Aspifar được chỉ định trong các trường hợp sau:

2. Chống chỉ định của thuốc Aspifar

Thuốc Aspifar chống chỉ định trong trường hợp:

  • Người có tiền sử quá mẫn với dẫn xuất Salicylate và NSAID.
  • Bệnh nhân ưa chảy máu, giảm tiểu cầu và có nguy cơ xuất huyết.
  • Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.
  • Tiền sử bệnh hen, suy tim vừa và nặng.
  • Người bị suy gan và suy thận.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Aspifar

Cách dùng: Thuốc Aspifar dùng bằng đường uống. Người bệnh nên hòa tan thuốc Aspifar cùng với nước lọc, uống ngay sau khi pha thuốc.

Liều dùng:

Để giảm đau và hạ sốt:

  • Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng liều 650mg/ 4 giờ hoặc 1000mg/ 6 giờ. Tối đa không quá 3,5 g/ngày.
  • Đối với trẻ dưới 12 tuổi: Dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Để dự phòng nhồi máu cơ tim:

  • Đối với người lớn: Dùng liều 81mg - 325mg/ ngày. Có thể dùng hàng ngày hoặc cách ngày.

Lưu ý: Liều dùng Aspifar trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Aspifar cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Aspifar phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Aspifar:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Aspifar thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Aspifar đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Aspifar quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tương tác thuốc Aspifar

  • Không nên phối hợp Aspifar với Glucocorticoid, Methotrexate, NSAID, Heparin, Warfarin, thuốc thải acid uric niệu, thuốc có nguy cơ gây chảy máu.
  • Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Aspifar thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Aspifar phù hợp.

5. Tác dụng phụ của thuốc Aspifar

Ở liều điều trị, thuốc Aspifar được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Aspifar, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Những phản ứng phụ của thuốc Aspifar còn đang được phân tích và theo dõi ở các bệnh nhân cùng kết quả thí nghiệm. Không thể khẳng định trên đây là tất cả ảnh hưởng của thuốc Aspifar. Tuy nhiên, dựa vào đó người bệnh có thể phòng ngừa tránh được những ảnh hưởng nguy hiểm do phản ứng phụ gây ra.

Một vài trường hợp hiếm gặp xuất hiện biến chứng hay tương tác không biểu hiện thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để bảo vệ sức khỏe bản thân tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng khi dùng thuốc Aspifar, người bệnh hãy nói với bác sĩ mọi dấu hiệu bất thường. Đồng thời nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

6. Lưu ý khi dùng thuốc Aspifar

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Aspifar cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thuốc Aspifar.
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Aspifar có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Aspifar, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Aspifar điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

115 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan