Công dụng thuốc Alogliptin

Thuốc Alogliptin được sử dụng hỗ trợ cân bằng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Thuốc được sử dụng cùng với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như run rẩy, đổ mồ hôi, tim đập nhanh,... Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

1. Cơ chế hoạt động của thuốc Alogliptin

Ức chế đỉnh điểm của DPP-4 có trong thành phần của thuốc Alogliptin xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi dùng một liều duy nhất cho các đối tượng khỏe mạnh. Sự ức chế tối đa của DPP-4 vượt quá 93% ở các liều 12.5 mg đến 800 mg. Quá trình ức chế DPP-4 vẫn duy trì trên 80% sau 24 giờ với liều lớn hơn hoặc thuốc Alogliptin 25 mg. Thuốc Alogliptin cũng chứng minh giảm glucagon trong khi tăng mức GLP-1 hoạt động so với giả dược trong khoảng thời gian 8 giờ sau bữa ăn tiêu chuẩn.

Thuốc Alogliptin ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4), đồng thời làm suy giảm các polypeptide insulinotropic phụ thuộc glucose (GIP) và glucagon như peptide 1 (GLP-1). Tình trạng ức chế DPP-4 làm tăng lượng incretin huyết tương hoạt động giúp kiểm soát đường huyết. GIP và GLP-1 kích thích tiết insulin phụ thuộc glucose trong các tế bào beta tuyến tụy. GLP-1 có tác dụng bổ sung ức chế bài tiết glucagon phụ thuộc glucose, gây ra cảm giác no, đồng thời giảm lượng thức ăn và giảm làm rỗng dạ dày.

2. Công dụng của thuốc Alogliptin

Thuốc Alogliptin có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường. Tác dụng của thuốc chỉ phát huy hiệu quả tốt khi thuốc được kết hợp với chế độ ăn hợp lý và luyện tập thể dục. Kiểm soát được hàm lượng đường huyết sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường, bao gồm các tổn thương cơ quan như thận, mù loà, vấn đề về thần kinh,... Hơn nữa, thuốc Alogliptin cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Thuốc Alogliptin được hoạt động bằng cách tăng nồng độ chất incretin giúp kiểm soát đường huyết dựa vào cách tăng cường giải phóng insulin, đặc biệt sau bữa ăn. Thuốc Alogliptin cũng làm giảm hàm lượng đường do gan tạo ra.

3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Alogliptin

Thuốc Alogliptin được kê đơn 1 lần/ngày và sử dụng cùng với bữa ăn. Vì thế người bệnh nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày. Hơn nữa, người bệnh cần tuân thủ chế độ quản lý bệnh đái tháo đường với thuốc, chế độ ăn hợp lý và luyện tập thể dục.

Liều lượng chỉ định sử dụng thuốc phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc đều đặn để có kết quả. Bên cạnh đó, bác sĩ có cơ sở theo dõi và điều chỉnh thuộc cũng như chương trình luyện tập và xây dựng khẩu phần ăn phù hợp.

4. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Alogliptin

Thuốc Alogliptin có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như đau khớp, mụn nước bất thường trên da, dấu hiệu suy tim, khó thở, sưng mắt cá chân và bàn chân, tăng cân đột ngột hoặc không rõ nguyên nhân...

Riêng bản thân thuốc Alogliptin không gây hạ đường huyết, nhưng được kê cùng với các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường để thực hiện chức năng này.

Trong thời gian sử dụng thuốc Alogliptin để điều trị nếu người bệnh gặp các triệu chứng của hạ đường huyết thì có thể uống viên nén hoặc gel glucose, ăn các loại thực phẩm ngọt như đường, mật ong, uống nước trái cây hoặc có thể nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ mà người bệnh đang trải qua.

Hạ đường huyết có nhiều khả năng xảy ra nếu người bệnh uống nhiều rượu và luyện tập thể dục cường độ quá mức hoặc ăn ít. Để ngăn ngừa tình trạng này người bệnh nên ăn các bữa ăn theo lịch trình đã đặt. Bên cạnh đó, người bệnh gặp các tác dụng phụ tăng đường huyết như khát nước, đi tiểu nhiều, lú lẫn, buồn ngủ... Nếu các triệu chứng này xảy ra thì người bệnh nên báo lại cho bác sĩ để điều chỉnh liệu trình điều trị. Bên cạnh đó người bệnh phải được đưa đến bệnh viện ngay nếu gặp tình huống:

  • Các dấu hiệu viêm tuỵ như chán ăn, đau dạ dày, đau lưng, buồn nôn và nôn không ngừng;
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc vàng mắt và da;
  • Phát ban, sưng ngứa mặt, lưỡi, cổ;
  • Khó thở, chóng mặt...

Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Alogliptin:

  • Trước khi sử dụng thuốc Alogliptin cần trao đổi với bác sĩ xem người bệnh có phản ứng dị ứng với thuốc hay không, đồng thời trao đổi các thông tin về bệnh tiền sử, đặc biệt là bệnh thận, suy tim, vấn đề gan, tuyến tuỵ,...;
  • Triệu chứng mờ mắt, chóng mặt hoặc buồn ngủ do hạ hoặc tăng hàm lượng đường huyết trong cơ thể có thể xảy ra. Vì vậy, nếu người bệnh đang trong liệu trình điều trị với thuốc Alogliptin không nên sử dụng máy móc hoặc lái xe,... để đảm bảo an toàn;
  • Người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu nếu đang điều trị với thuốc Alogliptin vì rượu có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết;
  • Khi cơ thể căng thẳng do sốt, nhiễm trùng, chấn thương hoặc do phẫu thuật thì hàm lượng đường huyết khó kiểm soát. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh phương án điều trị;
  • Thuốc Alogliptin có thể đi vào sữa mẹ hay không thì cho đến nay vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, với đối tượng phụ nữ có thai và đang nuôi con bú thì nên cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Alogliptin

Thuốc Alogliptin có thể phát huy hiệu quả tốt nếu người bệnh lưu ý một số điểm sau:

  • Không sử dụng thuốc Alogliptin chung với các loại thuốc khác;
  • Tham gia các buổi giáo dục kiến thức về bệnh lý tiểu đường để nâng cao kiến thức về cách kiểm soát bệnh bằng thuốc, chế độ ăn, luyện tập thể thao;
  • Tìm hiểu về các triệu chứng cũng như các điều trị đường huyết đồng thời thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Tương tác Alogliptin có thể với thuốc chẹn beta, ngăn chặn nhịp tim đập nhanh hoặc mạch đập nhanh khi hạ đường huyết. Các triệu chứng khác của hạ đường huyết như chóng mặt, đổ mồ hôi... không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

788 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan