This is an automatically translated article.
Article by Master - Doctor Mai Xuan Thien - Emergency Department - Vinmec Times City International General Hospital.
Brain stroke occurs when blood flow to the brain is interrupted due to a blockage or rupture. The sooner patients receive emergency treatment, the sooner they can reduce the risk of death and sequelae, and even return to a normal life. Otherwise, the risk of death is very high or leaving severe sequelae.
1. Causes of brain stroke
The brain needs to be nourished with oxygen and nutrients, provided by functional blood vessels. If this nourishing blood flow is restricted or blocked, brain cells die which can lead to brain damage, disability, and possibly death.
There are 2 main causes of brain stroke:
Cerebral infarction: When the blood supply to the brain is blocked by a blood clot. Ischemic stroke accounts for 85% of all brain strokes. Cerebral bleeding: When the blood vessel wall is weak or the pressure on the vessel wall is high, the blood vessels feeding the brain burst, causing blood to escape from the vessel. Some risk factors increase the likelihood of having a stroke:
High blood pressure High blood fat Atrial fibrillation Diabetes mellitus.
2. Treatment of brain stroke
Việc lựa chọn phương pháp điều trị đột quỵ cấp như thế nào, phụ thuộc vào người bệnh bị loại đột quỵ nhồi máu não hay chảy máu não
2.1 Điều trị đột quỵ nhồi máu não Quan trọng nhất trong xử trí đột quỵ nhồi máu não là nhanh chóng tái thông dòng tưới máu não. Tùy thuộc vào tình trạng và thời gian người bệnh nhập viện mà các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp tái thông, bao gồm:
Thuốc tiêu sợi huyết : Thuốc có khả năng phá vỡ cục huyết khối và tái thông lại dòng máu chảy nuôi não. Phương pháp này được sử dụng trong 4.5 giờ đầu tiên kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thời gian sử dụng thuốc càng sớm càng tốt, càng tăng cơ hôi sống, giảm biến chứng, giảm di chứng, giúp người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn không để lại di chứng. Một số trường hợp đặc biệt thuốc vẫn có thể được sử dụng đối với thời gian > 4.5 giờ hoặc đột quỵ không rõ thời gian (Wake-up Stroke) Thủ thuật can thiệp nội mạch: Một số trường hợp cần phải tác động trực tiếp đến cục huyết khối gây tắc mạch não. Liệu pháp điều trị nội mạch cho thấy cải thiện hiệu quả tái thông một cách rõ rệt, giảm khả năng và tỷ lệ tàn phế sau đột quỵ, đặc biệt là những trường hợp tắc mạch lớn. Nhưng kỹ thuật này cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết nội mạch: Bác sĩ sẽ đưa một đường truyền dài (Catheter) vào từ động mạch bẹn và dẫn đến động mạch não (nhánh có cục huyết khối) để đưa trực tiếp thuốc đến vùng não bị tổn thương. Thời gian cửa sổ (khoảng thời gian sau khi xảy ra đột quỵ cho đến lúc can thiệp) cho thủ thuật này có thể dài hơn so với điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, tuy nhiên dữ liệu nghiên cứu vẫn chưa rõ ràng. Do đó, tốt nhất là nên thực hiện càng sớm càng tốt. Lấy huyết khối cơ học: Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị gắn vào catheter để trực tiếp loại bỏ cục huyết khối gây tắc nghẽn. Thủ thuật này rất có hiệu quả đối với những trường hợp tắc nghẽn mạch lớn, khó có thể giải quyết hoàn toàn bằng thuốc tiêu sợi huyết đơn thuần. Lấy huyết khối cơ học thường được phối hợp với tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Thời gian cửa sổ để tiến hành các thủ thuật nội mạch mở rộng hơn so với tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và biểu hiện lâm sàng của người bệnh.
Các thủ thuật khác. Đến giảm nguy cơ đột quỵ thực sự của những trường hợp đột quỵ não thoáng qua, bác sĩ có thể chỉ định những kỹ thuật để mở rộng lòng mạch bị hẹp do mảng xơ vữa.
Phẫu thuật bóc tách mạch cảnh : Mạch cảnh là động mạch quan trọng chạy dọc theo đốt sống cổ dẫn máu cung cấp cho não. Phẫu thuật này nhằm bóc tách loại bỏ mảng xơ vữa bám thành động mạch cảnh, làm giảm nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.
Tạo hình mạch và đặt stents mạch cảnh: Trong tạo hình, phẫu thuật viên đưa một catheter đến động mạch cảnh qua động mạch bẹn, tiếp theo bơm bóng để mở rộng động mạch bị hẹp, sau đó một stent có thể đặt để hỗ trợ cố định và mở rộng lòng mạch.
2.2 Điều trị đột quỵ chảy máu não Khi điều trị đột quỵ chảy máu não , bác sĩ sẽ tập trung vào việc kiểm soát chảy máu và giảm áp lực nội sọ, bao gồm:
Điều trị bằng thuốc: Nếu người bệnh đang được sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu để dự phòng huyết khối, có thể cần truyền các chế phẩm máu hoặc sử dụng các thuốc đối kháng để giảm tác dụng của các thuốc chống đông. Kèm theo kiểm soát huyết áp, dự phòng co thắt mạch não và dự phòng co giật. Phẫu thuật: Nếu ổ xuất huyết lớn, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ và giảm áp lực nội sọ. Phẫu thuật có thể để điều trị nguyên nhân gây ra chảy máu não (Ví dụ túi phình mạch não, dị dạng động tĩnh mạch) hoặc các bênh lý mạch máu khác gây ra chảy máu não. Phẫu thuật kẹp clip: Phẫu thuật viên sẽ sử dụng một kẹp nhỏ để kẹp vào đáy của túi phình mạch não để ngăn dòng máu chảy. Clip này có thể giữ túi phình không bị vỡ ra, hoặc có thể giữ túi phình không gây ra chảy máu tái phát. Coiling (Gây tắc nội mạch). Sử dụng một catheter đưa vào động mạch não thông qua động mạch bẹn, phẫu thuật viên sẽ đặt coils nhỏ vào bên trong túi phình để lấp đầy nó. Việc này làm ngăn dòng chảy trong lòng túi phình và hình thành cục máu đông . Phẫu thuật cắt khối dị dạng thông động tĩnh mạch (AVM): Tùy thuộc vào từng vị trí, kích thước và tính chất mà có thể có chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối dị dạng thông động tĩnh mạch để loại trừ nguy cơ vỡ và gây chảy máu não. Tuy nhiên những trường hợp khối dị dạng kích thước quá lớn, vị trí quá sâu thì việc phẫu thuật có thể gây tổn hại quá nhiều tổ chức nhu mô não ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. Xạ phẫu đích (Xạ trị định vị lập thể): Là phương pháp xạ trị đưa liều xạ cao đến vị trí đích với sự hỗ trợ của hệ thống định vị vị trí khối bướu đa chiều với sự chính xác <1mm. Xạ phẫu đích là một kỹ thuật tiên tiến xâm lấn tối thiểu để sửa chữa mạch máu bị dị dạng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã có 10 năm kinh nghiệm điều trị đột quỵ não với hàng nghìn ca bệnh. Quy trình cấp cứu và can thiệp cho bệnh nhân đột quỵ não được tổ chức bài bản với sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa: Cấp cứu tiền viện, cấp cứu ngoại viện, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh.
Với lợi thế nằm giữa Khu đô thị Times City, những năm qua, ekip cấp cứu Bệnh viện Vinmec đã tiếp cận nhanh chóng và điều trị thành công, cứu sống nhiều cư dân và người dân sống tại khu vực lân cận không may bị đột quỵ não.
Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ não ở người trẻ, khỏe mạnh bình thường để phòng ngừa đột quỵ tối ưu nhất. Trước yêu cầu từ thực tế đó, các Bệnh viện trong Hệ thống Y tế Vinmec đã cung cấp Gói khám tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ cơ bản dành cho các đối tượng:
Người ≥40 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì tầm soát lại mỗi 12 tháng. Riêng các khảo sát chuyên sâu như MRI não, siêu âm tim qua thực quản, holter ECG... thời gian tầm soát lại sẽ do bác sĩ chuyên gia đột quỵ tư vấn cụ thể sau khi có đủ tất cả kết quả xét nghiệm. Có thể gộp chung gói tầm soát sức khỏe thông thường. Người từ 20-39 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì tầm soát lại mỗi 3 năm và điều chỉnh lại theo gói của lứa tuổi. Có thể gộp chung với gói tầm soát sức khỏe thông thường Người dưới 19 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì tầm soát lại mỗi 5 năm và điều chỉnh lại theo gói của lứa tuổi. Có thể gộp chung với gói tầm soát sức khỏe thông thường. Khách hàng sử dụng Gói khám tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ cơ bản tại Vinmec sẽ được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đầy đủ các phương tiện chuyên môn phục vụ chẩn đoán xác định và can thiệp điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.