Điều trị dập sụn chêm như thế nào?

Mục lục

Điều trị dập sụn chêm như thế nào được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Việc điều trị đúng cách không chỉ giúp phục hồi chức năng khớp mà còn ngăn ngừa những biến chứng lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp điều trị dập sụn chêm và những lưu ý trong bài viết dưới đây.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu năm nay 18 tuổi và có chơi thể thao lâu. Tầm tháng 6 năm ngoái, cháu bị đau đằng sau đầu gối phải chỗ gân khoeo. Cháu nghỉ một thời gian thì đỡ nhưng chưa khỏi hẳn nhưng cháu vẫn đi đá lại. Một thời gian sau, cháu không gập chân được xong cháu có đi chữa. Đến hiện tại từ khi nghỉ chữa là khoảng hơn tháng thì hôm qua cháu đi chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện họ bảo là dập sụn chêm. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi điều trị dập sụn chêm như thế nào? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Điều trị tình trạng dập sụn chêm như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn 18 tuổi, bạn đã có phim MRI xác định dập sụn chêm là tổn thương phần đệm của khớp gối. Bạn cần theo dõi thêm để đánh giá đi có đau và kẹt gối khi lên cầu thang,...nếu ảnh hưởng đến vận động thì phải khám lại để nội soi giải quyết nguyên nhân tại sụn chêm.

Bên cạnh đó, để giúp bạn có thêm thông tin tham khảo cho vấn đề điều trị dập sụn chêm như thế nào, dưới đây là phần giải đáp chi tiết những vấn đề liên quan.

1. Dấu hiệu nhận biết dập sụn chêm khớp gối

Trong giai đoạn đầu sau chấn thương sụn chêm, người bệnh vẫn có thể đi lại, thậm chí chơi thể thao mà không thấy đau. Tuy nhiên, sau 2-3 ngày, cơn đau sẽ xuất hiện, đầu gối sưng và mất linh hoạt, gây khó khăn trong vận động cho người bị chấn thương.

Các dấu hiệu dập sụn chêm thường gặp gồm:  

  • Sưng và đau đầu gối.
  • Khớp gối bị kẹt.
  • Khi vận động, khớp phát ra tiếng lục cục.
  • Khó khăn khi co duỗi khớp và đi lại.
  • Cảm thấy đau nhức khi ấn vào khe khớp gối.

2. Phương pháp chẩn đoán dập sụn chêm đầu gối

Trước khi xác định điều trị dập sụn chêm như thế nào, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp phục hồi nhanh chóng cũng như ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán phổ biến được sử dụng để xác định tổn thương sụn chêm:

2.1. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng bao gồm:

  • Đau khớp gối sau chấn thương, đặc biệt khi ấn vào khe khớp.  
  • Tràn dịch khớp gối.  
  • Kẹt khớp: Không duỗi thẳng gối được nhưng có thể trở lại sau khi cố gắng vận động.  
  • Lục khục trong khớp khi đi lại hoặc gấp duỗi gối.  
  • Teo cơ tứ đầu đùi do hạn chế vận động.  
  • Dương tính với nghiệm pháp Macmurray và Apley.

2.2. Chụp cộng hưởng từ khớp gối (MRI)

Chẩn đoán tổn thương sụn chêm dựa trên hình ảnh MRI chia làm 3 mức độ:  

  • Độ I: Tín hiệu tăng dạng nốt trong sụn chêm.  
  • Độ II: Tín hiệu tăng dạng đường thẳng trong sụn chêm.  
  • Độ III: Tín hiệu tăng kéo dài đến bề mặt sụn chêm, gồm 4 kiểu: ngang, chéo, dọc và phức tạp. 
Chụp MRI để chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương sụn chêm.
Chụp MRI để chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương sụn chêm.

2.3. Nội soi khớp gối

Nội soi khớp giúp quan sát toàn bộ khớp gối, đánh giá chính xác tổn thương và hỗ trợ quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

3. Điều trị dập sụn chêm như thế nào?

Điều trị dập sụn chêm được quyết định dựa trên hình thái, vị trí và kích thước của tổn thương tại sụn chêm để mang lại hiệu quả tối đa. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng bào gồm:

3.1. Điều trị không phẫu thuật

Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp sau:

Điều trị dập sụn chêm như thế nào sẽ dựa trên tình trạng tổn thương, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc để giảm đau.
Điều trị dập sụn chêm như thế nào sẽ dựa trên tình trạng tổn thương, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc để giảm đau.

3.2. Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị dập sụn chêm đầu gối. Do được lấy từ chính máu của bệnh nhân, PRP không gây dị ứng hay nguy cơ lây nhiễm. Tiểu cầu làm thúc đẩy quá trình phục hồi mô, hỗ trợ tái tạo tổn thương nhanh chóng, an toàn và ít gây đau đớn. Phương pháp này giúp giảm đau với tỷ lệ cải thiện lên đến 80-90%, bệnh nhân có thể sớm lấy lại khả năng vận động nhanh chóng.

Nếu bạn còn thắc mắc về điều trị dập sụn chêm, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng! 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ