Tác dụng của nẹp đầu gối

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nẹp đầu gối (nẹp đầu gối y tế) là dụng cụ hỗ trợ được sử dụng để bảo vệ đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Nhiều người dùng nẹp gối để phòng ngừa chấn thương vùng gối khi chơi thể thao hoặc tham gia hoạt động mạnh.

Về chất liệu, nẹp đầu gối được kết hợp từ kim loại, bọt xốp, nhựa, chất dẻo và dây đai. Hiện nay nẹp đầu gối có nhiều kích cỡ, màu sắc và kiểu dáng khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng.

1. Phân loại nẹp đầu gối

Có 4 loại nẹp đầu gối chính phân chia theo tác dụng như sau:

Nẹp đầu gối dự phòng (Prophylactic): Là loại nẹp bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương trong các môn thể thao dễ va chạm mạnh như bóng bầu dục, bóng đá...

Nẹp đầu gối chức năng: Là loại nẹp có tác dụng hỗ trợ vùng đầu gối đã bị chấn thương.

Nẹp đầu gối phục hồi chức năng: Là loại nẹp giúp hạn chế những cử động gây hại cho đầu gối trong quá trình phục hồi sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Các phẫu thuật mổ nội soi khớp gối (đứt dây chằng chéo hoặc dây chằng bên) thường phải sử dụng nẹp này để phục hồi hoàn toàn dây chằng, tránh biến chứng.

Nẹp giảm áp (unloader/offloader): Là loại nẹp được thiết kế giúp giảm thiểu đau đớn cho người bị viêm khớp.

Thông thường, nẹp đầu gối chức năng, nẹp đầu gối phục hồi chức năng và nẹp giảm áp là những loại nẹp đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Chúng có tác dụng cố định, ổn định khớp cổ chân sau chấn thương, sau mổ; nẹp chống xoay đầu gối ở tư thế nằm của chân chấn thương, giúp hỗ trợ cố định vùng quanh khớp gối, đùi, cẳng chân.

Đối với những tổn thương khác nhau ở đầu gối sẽ cần sử dụng những loại nẹp khác nhau. Bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng một loại nẹp thích hợp sau phẫu thuật đầu gối. Mặt khác, một số bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn một loại nẹp đầu gối thay vì phẫu thuật để điều trị rách dây chằng. Nếu những bài tập phục hồi chức năng, giúp tăng cường sức mạnh hoặc gia tăng tính linh hoạt không có tác dụng, bạn có thể phải dùng thêm nẹp đầu gối.

2. Cách sử dụng nẹp đầu gối

Chạy
Nên sử dụng nẹp đầu gối y tế theo chỉ định của bác sĩ khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh

Nên sử dụng nẹp đầu gối y tế theo chỉ định của bác sĩ khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh. Khi dùng nẹp, cần lưu ý sắp xếp sao cho bản lề nằm khớp với chỗ đầu gối gập lên xuống. Dây chằng, băng hoặc băng kiểu móc và vòng khoen cần phải được buộc chặt cố định quanh chân. Trong khi vận động, đôi khi bạn nên kiểm tra lại vị trí của nẹp để xem nẹp có bị xô lệch hay không. Nếu buộc nẹp không đúng vị trí, nẹp sẽ gây tác hại chứ không đem lại kết quả như kỳ vọng.

Để đảm bảo nẹp đầu gối phát huy hiệu quả tốt nhất, cần phải đeo nẹp suốt thời gian thực hiện các động tác có nguy cơ gây tổn thương cho đầu gối. Lưu ý, tốt nhất là nên khởi động đúng cách trước khi tiến hành bất cứ hoạt động thể thao nào.

3. Cách bảo quản nẹp đầu gối

Nẹp đầu gối
Cần thay thế nẹp đã cũ, mua nẹp mới để đảm bảo việc sử dụng nẹp đem lại tác dụng tốt nhất

Sau một thời gian sử dụng nẹp đầu gối sẽ có dấu hiệu bị hỏng. Cần chú ý kiểm tra nẹp thường xuyên để phát hiện những chỗ bị rách hoặc mòn. Nếu nẹp được làm bằng sợi thì nên thường xuyên vệ sinh giặt nẹp bằng nước và xà phòng. Những chỗ làm bằng kim loại lộ ra ngoài thì cần phải bọc lại để tránh gây thương tích cho bản thân và người khác.

Cần thay thế nẹp đã cũ, mua nẹp mới để đảm bảo việc sử dụng nẹp đem lại tác dụng tốt nhất. Loại nẹp đầu gối làm bằng vật liệu bền có thể đắt hơn nhưng lại sử dụng được lâu hơn.

Nẹp gối không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa tổn thương hoặc để phục hồi chức năng cho đầu gối sau phẫu thuật. Ngay cả khi đeo nẹp đầu gối y tế, bạn vẫn có khả năng bị chấn thương đầu gối. Tăng cường sức mạnh cơ chân và cải thiện kỹ thuật vận động là những yếu tố quan trọng hơn nhiều.

Bạn nên thay đổi dần dần, từng tí một, cường độ của chương trình luyện tập để hạn chế sự căng thẳng cho đầu gối. Sức mạnh cơ bắp cũng như tính linh hoạt là những yếu tố quan trọng để giảm đau và chấn thương đầu gối. Bạn nên cùng bác sĩ đề ra chương trình luyện tập tốt nhất cho mình. Đừng biến những chiếc nẹp đầu gối biến thành chiếc “nạng” của bạn và giới hạn bản thân khỏi việc hoạt động, di chuyển trong thời gian dài.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan