Công dụng chữa bệnh của rau bợ

Rau bợ hay cỏ chữ điền, là một loại cỏ dại được sử dụng nấu canh hoặc ăn sống. Đây cũng là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Vậy rau bợ có tác dụng gì? Rau bợ chữa được bệnh gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm những điều kỳ diệu từ cây rau bợ.

1. Rau bợ là rau gì?

Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, tứ diệp thảo, điền tự thảo... thuộc loài cỏ dại, mọc hoang ở các bờ đất ẩm, gần các ruộng nước. Rau bợ cũng là một trong những vị thuốc dân gian được sử dụng khá rộng rãi.

Đặc điểm của cây cỏ bợ:

  • Cây thân thảo, là loại thực vật bán thủy sinh. Thân cây mềm, nhỏ và mảnh, có nhiều mấu.
  • Lá mỏng nhỏ gồm 4 phiến lá chét hình tam giác xếp hình chữ thập nên cây còn có tên là cỏ chữ điền. Lá cây mọc tại các mấu của thân, có cuống dài.
  • Quả dạng bào tử, mọc ở gốc cuống lá, bề mặt có lông.
  • Phân bố: cây mọc chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây có nhiều ở vùng đồng bằng trung du. Rau bợ là loại cây ưa sáng, thích ẩm nên xuất hiện nhiều tại các ao mương hồ...
  • Cây phát triển quanh năm

Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường dùng cả cây, có thể dùng tươi hoặc khô đều được.

2. Công dụng chữa bệnh của rau bợ

Có một vài nghiên cứu thấy rằng trong rau bợ chủ yếu là nước (chiếm đến 84,2%), ngoài ra trong cỏ bợ có rất nhiều protid, glucid và caroten với vitamin C, các acid amin, cyclaudenol, carbohydrate...

Người ta đã tiến hành thực nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy dịch chiết từ rau bợ phơi khô có khả năng làm tăng 20% nước tiểu ở chuột.

Theo y học cổ truyền, rau bợ vị ngọt, hơi đắng, tính mát.

Tác dụng của rau bợ:

  • Thanh nhiệt tiêu độc, hạ sốt, dùng cho các trường hợp bị sốt cao vật vã hiệu quả rất tốt.
  • Thanh can sáng mắt.
  • Lợi tiểu tiêu phù, điều trị chứng viêm thận có phù chi dưới..
  • Trị các chứng sưng đau như đau răng, tắc tia sữa, sưng vú...
  • Trị sỏi tại thận với sỏi bàng quang.
  • Có tác dụng điều trị cả trên bệnh đái tháo đường, đi tiểu ra máu hay thổ huyết, hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
  • Rau bợ sử dụng trị các bệnh ngoài da như rôm sảy, mụn nhọt, ngứa cũng có hiệu quả rất tốt.

3. Cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng rau bợ

Rau bợ không chỉ là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc tốt. Có nhiều cách sử dụng rau bợ khác nhau tùy theo từng mục đích điều trị.

Một số cách dùng rau bợ phổ biến:

Với rau bợ khô:

  • Chữa bệnh đái tháo đường dùng 15g rau bợ với 15g thiên hoa phấn, trộn lẫn sấy khô rồi tán nhỏ pha với sữa uống mỗi ngày sẽ cho hiệu quả kiểm soát đường huyết rất tốt.
  • Điều trị tắc tia sữa ở phụ nữ đang cho con bú: dùng 15 đến 20g rau bợ sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 250ml chia uống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Bã rau bợ lấy chườm vào vú bị tắc tia sữa theo chiều xuôi từ trên xuống dưới.
  • Bài chữa bí tiểu, tiểu nóng buốt: dùng 10 - 15g rau bợ khô đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 250ml chia ngày 3 lần, uống mỗi lần cách nhau 3 giờ, dùng khoảng 3 ngày liên tiếp nếu thấy đỡ thì dùng cách 2 ngày.

Với rau bợ tươi:

  • Trị sỏi tiết niệu: giã nát rau bợ, lọc lấy nước, mỗi ngày uống 250ml (uống tốt nhất vào buổi sáng sớm), dùng trong 5 ngày liên tiếp. Ngoài ra có thể sắc chung với búp non dứa dại, phèn đen và ngải cứu để tăng hiệu quả điều trị.
  • Lấy rau bợ tươi giã nát, vắt lấy nước bôi lên vùng da điều trị sẽ giảm các triệu chứng sưng lở ngoài da.
  • Người bị nóng trong mụn nhọt, giã lấy nước uống, còn bã đem đắp vào mụn cho hiệu quả cải thiện rất tốt.
  • Rau bợ tươi giã nát đem đắp lên vết bỏng cũng có tác dụng dịu da rất tốt.

Một số món ăn từ rau bợ tốt cho sức khỏe:

  • Canh cua đồng rau bợ: đây là món ăn phù hợp với trẻ còi xương, chậm phát triển hay người gãy xương.
  • Cỏ bợ xào với lá sen và cỏ nhọ nồi. Ăn món này mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, rong kinh, đại tiểu tiện ra máu.
  • Nấu rau muống với cỏ bợ có tác dụng thanh nhiệt giảm viêm rất tốt. Ngoài ra, món ăn còn giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng phù trong bệnh suy thận cấp hay suy tim.
  • Lá sen nấu với rau bợ làm món canh, không những ngon, mát mà còn giảm triệu chứng rôm sảy mày đay rất hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng cỏ bợ làm thuốc và nấu ăn:

  • Do rau bợ mọc sâu dưới bùn nên sẽ tốt hơn nếu chỉ dùng phần lá non và phần trên của cây rau bợ. Trước khi dùng nên ngâm với nước muối loãng để làm sạch đồng thời loại bỏ mùi tanh do bùn để lại.
  • Lưu ý sử dụng ở những người có tỳ thận dương hư, tỳ vị hư hàn vì cỏ bợ có tính hàn.
  • Cây rau bợ gần giống với cây me đất nên cần lưu ý phân biệt rõ 2 loại cây, tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
  • Đặc biệt lưu ý, không tự ý dùng rau bợ làm thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định hay tư vấn của bác sĩ.

Rau bợ không chỉ là một món ăn ngon mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả cần phải biết dùng rau bợ đúng cách, đúng liều lượng và phối hợp vị thuốc khác khi cần. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chỉ định cụ thể theo từng tình trạng sức khoẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • topdinir 300
    Công dụng thuốc Topdinir 300

    Topdinir 300 là sản phẩm được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ và vừa do các chủng vi khuẩn dễ nhạy cảm gây ra. Việc tìm hiểu những thông tin về thuốc, đặc biệt là ...

    Đọc thêm
  • Chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật tiêu hoá
    Chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật tiêu hoá

    Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Người điều dưỡng giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị, chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật tiêu hoá, công việc ...

    Đọc thêm
  • Oraldroxine
    Công dụng thuốc Oraldroxine

    Oraldroxine có hoạt chất chính là cefadroxil. Đây là một loại kháng thuốc kháng sinh được chỉ định dùng bằng đường uống để điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình, do các tác nhân là các vi ...

    Đọc thêm
  • Oraldroxine
    Công dụng thuốc Oraldroxine 500

    Oraldroxine 500 có hoạt chất chính là Cefadroxil với hàm lượng 500mg. Đây là một loại kháng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1, thường được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình ...

    Đọc thêm
  • nalibigra 500
    Công dụng thuốc Nalibigra 500

    Nalibigra 500 là thuốc kháng sinh có thành phần chính Acid Nalidixic 500mg. Cùng tìm hiểu xem Nalibigra là thuốc gì và cách sử dụng hiệu quả, an toàn như thế nào trong bài viết sau.

    Đọc thêm