Cây huyết giác có tác dụng gì?

Cây huyết giác có vị đắng và chát, lành tính, có tác dụng lưu thông máu, bổ máu, bổ khí, được dùng chữa bị thương do tụ máu sưng bầm, bong gân, đau nhức xương,... Dùng huyết giác kết hợp với một số dược liệu khác sắc uống hoặc huyết giác ngâm rượu để xoa bóp.

1. Cây huyết giác

Cây huyết giác là họ Dracaenaceae. Huyết giác còn có tên gọi khác là trầm dứa, cây xó nhà, là loại cây tầm trung, không quá cao, cao khoảng 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, thân già sẽ hoá thành gỗ, bỏ rỗng phần ở giữa và có màu đỏ.

Lá huyết giác hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi, thành cụm không có cuống. Lá huyết giác rụng sẽ để lại một vết sẹo trên thân cây. Thường chỉ có các bó lá tụ tập trung ở vị trí trên ngọn huyết giác.

Hoa huyết giác mọc thành từng chùm dài lên đến 1m, hoa là tập hợp từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7-8 mm, có màu vàng nhạt. Quả hình cầu đường kính khoảng 1cm, khi chín màu đỏ, chứa 3 đến hạt. Hạt huyết giác tròn như viên bi, đường kính tầm 6-7 cm.

Thành phần hóa học của cây huyết giác: nhựa cây huyết giác gồm có C6H5-CO-CH2-CO-OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57-82%, ngoài ra còn có draco alben, dracoresen, nhựa không tan, phlobaphen và tạp thực vật khác 10,4%. Cây huyết giác có vị chát, đắng nhẹ, lành tính.

Cây huyết giác
Đặc điểm nhận dạng của cây huyết giác trong Y Học Cổ Truyền

2. Phân bố cây huyết giác

Huyết giác phân bố chủ yếu ở các vùng núi đá khắp cả nước. Bộ phận được dùng làm thuốc là phần thân đã hóa gỗ và có màu đỏ ở những cây già. Cần phơi khô để sử dụng.

Cây huyết giác phân bố ở một số khu vực nhất định có khí hậu phù hợp như phía nam của Trung Quốc, Campuchia. Còn ở nước ta, cây huyết giác hay mọc trên các núi đá vôi trong đất liền hoặc hải đảo từ Bắc vào Nam.

3. Cách thu hoạch cây huyết giác

Cây được thu hoạch bất kể mùa nào trong năm, khi thu hoạch cần chọn lấy phần gỗ của những cây huyết giác đã già, lâu năm có màu trong lõi đã chuyển thành màu đỏ nâu, lọc bỏ phần vỏ bên ngoài, phần gỗ mủn, mục, màu trắng. Sau đó thái lát mỏng và phơi hoặc sấy khô.

4. Huyết giác có tác dụng gì?

Tác dụng của cây huyết giác là lợi máu, hoạt huyết, lợi khí, còn được dùng chữa các vết thương gây nên do máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương,... Dùng huyết giác cùng các vị thuốc khác sắc uống hoặc ngâm huyết giác với rượu để xoa bóp phần đau.

Cây huyết giác
Cây huyết giác dùng để sắc thuốc giúp điều trị bệnh lý trong Y Học Cổ Truyền

5. Thuốc huyết giác có tác dụng gì?

Bạn có thể tham khảo qua thuốc huyết giác có tác dụng gì sau đây.

  • Ngâm huyết giác khô với rượu và một số nguyên liệu khác như ô đầu, thiên niên kiện, quế chi, long não, địa liền,... Để xoa bóp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm cảm giác đau, giúp giãn gân cơ trong các trường hợp bị chấn thương bầm máu.
  • Thuốc bổ máu: Kết hợp huyết giác với hà thủ ô, quả tơ hồng, hoài sơn, đỗ đen rang, ngải cứu, vừng, gạo nếp đã rang vàng, tán thành bột.
  • Lưu thông máu, giảm đau do bị bong gân: Kết hợp huyết giác cùng với quế chi, đại hồi, địa liền, và một số thành phần khác đã tán nhỏ. Cho tất cả ngâm với rượu trắng và bôi vào vùng đau, và xoa bóp để thấy hiệu quả.
  • Chữa vết tụ máu do té ngã hay do bị phong thấp, đau nhức: Huyết giác cùng với huyết dụ cả cây sắc lên uống. Dùng 7-10 ngày.

Các bài thuốc huyết giác trên chỉ mang tính chất tham khảo, không được tự ý sử dụng, việc kết hợp các dược liệu phải được sự đồng ý từ bác sĩ đông y để đạt được hiệu quả trị bệnh hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan