Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Ure là gì?
Urê là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Ure được tổng hợp tại gan và đào thải ra ngoài cơ thể chủ yếu qua thận và một phần qua đường tiêu hóa.
Quy trình chuyển hóa ure
Hàng ngày cơ thể con người tiêu thụ nhiều chất đạm (protein) từ thịt, cá, trứng sữa...đây cũng là các nguồn dồi dào bổ sung ure. Các chất đạm này khi xuống đường tiêu hóa được các enzym thủy phân chuyển hóa thành các axit amin, các axit amin lại được chuyển hóa thành NH3 và CO2.
Trong đó NH3 là chất độc tố cần phải chuyển hóa thành ure (chất ít độc) tại gan. Tuy nhiên một số rối loạn chức năng ở gan sẽ làm suy giảm quá trình chuyển hóa này, khiến một lượng lớn NH3 bị tích tụ tại gan có tác động tiêu cực tới hệ thần kinh và gây nguy cơ các bệnh về não bộ.
Riêng ure từ gan vào máu được vận chuyển đến thận và được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
Trung bình mỗi ngày một người lớn bài tiết khoảng 30g ure thông qua đường nước tiểu, một lượng rất nhỏ cũng được bài tiết qua mồ hôi. Người khỏe mạnh là người bài tiết ure tốt và lượng ure trong máu nằm trong ngưỡng bình thường..
Ure máu là gì?
Ure là một chất rất ít độc, kể cả khi lượng ure trong máu khá cao. Tuy nhiên để đánh giá chức năng lọc NH3 thành ure của thận, người ta thường dựa vào chỉ số ure máu. Chỉ số này càng cao thì chức năng thận càng kém hiệu quả.
Xét nghiệm Ure máu (BUN)
Xét nghiệm Ure máu còn gọi là xét nghiệm BUN (Blood Urea Nitrogen) tức đo lượng nitơ urê trong máu. Đây là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá tình trạng hoạt động của gan, thận và tầm soát một số bệnh khác liên quan. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ ure máu cao hơn bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy thận hoạt động kém hoặc lượng đạm vượt ngưỡng, lượng nước hấp thu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Những người có triệu chứng bất thường được khuyến nghị nên xét nghiệm ure máu để phát hiện sớm tình trạng ure máu thay đổi, từ đó nhanh chóng ngăn ngừa biến chứng của thận và đề ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ure máu có thể thay đổi theo chế độ ăn uống (ví dụ ăn nhiều đạm/protein khiến chỉ số ure máu tăng). Do vậy người bệnh cần chú ý trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn hàng ngày trước khi thực hiện xét nghiệm
Phân loại
Chỉ số ure ở mức bình thường
Chỉ số bình thường của ure vào khoảng 2.5 - 7.5 mmol/l, đây là phạm vi mà chức năng thận được đánh giá là bình thường. Nếu chỉ số ure máu vượt quá ngưỡng trên có nghĩa là thận hoạt động kém hiệu quả, có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề đáng lưu ý.
Chỉ số Ure tăng cao trong các trường hợp
Nồng độ ure trong máu cao báo hiệu chức năng thận suy giảm. Điều này có thể do bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên ngoài các vấn đề về thận còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ ure như:
-
Chế độ ăn giàu protein (đạm)
-
Tăng dị hóa protein bởi sốt, bỏng, nhịn đói suy dinh dưỡng, bệnh lý u tân sinh
-
Xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nhiễm trùng nặng
-
Do suy thận, tổn thương cầu thận, ống thận, ứ nước bể thận do sỏi thận
-
Do tắc nghẽn đường niệu, thiểu niệu, vô niệu
-
Ngộ độc thủy ngân
-
Các loại thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc cản quang...
Để hạn chế việc tăng ure máu, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng lượng protein dung nạp vào cơ thể. Tránh sử dụng các loại thuốc tăng ure trong máu. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nên đến các bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Chỉ số Ure giảm trong các trường hợp
Tình trạng nồng độ ure trong máu thấp hơn mức bình thường không phổ biến và thường không được quan tâm. Nó có thể báo hiệu các về bệnh gan hoặc suy dinh dưỡng nhưng chưa đủ dữ liệu để chẩn đoán hay theo dõi bệnh lý này. Một số yếu tố khác gây giảm nồng độ ure có thể kể đến:
-
Lứa tuổi dậy thì, đang phát triển
-
Chế độ ăn không cung cấp đủ protein
-
Đang mang thai (đặc biệt các tháng cuối)
-
Hòa loãng máu (lọc máu, hội chứng thận hư, tăng gánh thể tích...)
-
Hội chứng tiết ADH không thích hợp
-
Suy gan (viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, xơ gan..)
- Người bệnh sử dụng thuốc Chloramphenical và Streptomycin
Các vấn đề thường gặp
Những vấn đề cần lưu ý
Quy trình thực hiện xét nghiệm Ure máu
-
Chuẩn bị: Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng, thời gian thực hiện trong khoảng 1 giờ. Do xét nghiệm được tiến hành dựa trên huyết thanh nên trước khi lấy máu bệnh nhân không cần chuẩn bị trước, không cần nhịn ăn, chỉ cần chú ý không nên ăn theo chế độ quá nhiều protein trước khi lấy máu.
-
Bước 1: Nhân viên y tế quấn băng cố định quanh tay để hạn chế máu lưu thông.
-
Bước 2: Sát trùng kĩ khu vực tiêm bằng cồn y tế
-
Bước 3: Tiêm kim vào tĩnh mạch để lấy lượng máu vừa đủ cho xét nghiệm (khoảng 2ml)
-
Bước 4: Gỡ dải băng quanh tay, thoa gạc hoặc bông gòn tẩm cồn lên vị trí tiêm.
-
Bước 5: Dán bông băng lên chỗ vừa tiêm trong 10 - 20 phút để cầm máu, tránh cử động tay mạnh sau xét nghiệm.
-
Bước 6: Thu thập máu vào ống nghiệm vô trùng bảo quản.
-
Bước 7: Máu được gửi đến phòng xét nghiệm để xác định nồng độ Ure máu
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về quy trình thực hiện cũng như các bước chuẩn bị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.
Các triệu chứng lâm sàng
-
Triệu chứng về tiêu hóa: ăn không ngon, chướng hơi đầy bụng. Nặng hơn thì lưỡi chuyển sang màu đen, họng và niêm mạc miệng loét. Thường xuyên buồn nôn, tiêu chảy.
-
Triệu chứng hô hấp: Hơi thở có mùi amoniac, rối loạn nhịp thở.kiểu Kussmaull hoặc Cheyne Stokes. Khi hôn mê nhịp thở chậm và yếu.
-
Triệu chứng thân nhiệt: thân nhiệt giảm
-
Triệu chứng tim mạch: Tăng huyết áp, mạch đập nhanh, nhỏ. Nếu bị suy thận giai đoạn cuối có thể bị trụy mạch.
-
Triệu chứng thần kinh: Hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, kiệt sức, mất ngủ. Có thể nói lơ mơ, nói mê sảng khi đang ngủ. Nặng hơn là hôn mê, co giật do phù não, đồng tử co và phản ứng ánh sáng kém. Khi khám không thấy dấu thần kinh khu trú, không có hội chứng màng não.
-
Triệu chứng huyết học: chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da và niêm mạc. Có thể nôn và đi cầu ra máu; chảy máu màng phổi, não, tim..dẫn tới thiếu máu.
Xem thêm: