Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Chủ đề Ai dễ mắc bệnh vảy nến
![Chủ đề Ai dễ mắc bệnh vảy nến](/static/uploads/cover_list_doctor_f60bffe168.jpg)
Trang chủ
Chủ đề Ai dễ mắc bệnh vảy nến
Danh sách bài viết
![Slide item](/static/uploads/20200504_080700_493050_images_max_1800x1800_jpg_b19d8f2edb.jpg)
Ai dễ mắc bệnh vảy nến?
Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn mãn tính ảnh hưởng đến da và trong một số trường hợp ảnh hưởng đến cả khớp. Khoảng 1⁄3 người mắc bệnh này có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Xem thêm
![Slide item](/static/uploads/small_20191130_101011_407944_20190529_134538_192_max_1800x1800_jpg_75b8abc174.jpg)
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh vẩy nến
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vẩy nến bằng cách kiểm tra tình trạng da. Tuy nhiên, vì vẩy nến có thể trông giống như bệnh chàm hoặc các bệnh da liễu khác, việc chẩn đoán đôi khi có thể gặp khó khăn.
Trong trường hợp không chắc chắn bạn có bị vẩy nến không, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết, bằng cách lấy một mẫu da nhỏ và kiểm tra dưới kính hiển vi. Nếu bạn có triệu chứng của viêm khớp vẩy nến, chẳng hạn như khớp sưng và đau, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu và chụp X-quang để loại trừ các dạng viêm khớp khác.
Xem thêm
![Slide item](/static/uploads/small_20190906_034341_605126_Hoi_mieng_4_max_1800x1800_jpg_a072ede698.jpg)
Bị vẩy nến ở miệng có nguy hiểm không?
Hầu hết mọi người nghĩ về bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở các vùng dễ nhìn thấy, như khuỷu tay, đầu gối và da đầu. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh này có thể xảy ra ở những nơi không ngờ tới – như trong miệng.
Vẩy nến miệng không nghiêm trọng, nhưng có thể gây khó chịu và việc chẩn đoán chính xác có thể gặp khó khăn, bởi vẩy nến miệng rất hiếm.
Xem thêm
![Slide item](/static/uploads/small_20190921_051054_507798_viem_nang_long_vung_max_1800x1800_jpg_cd3cd73432.jpg)
Giải đáp về vẩy nến vùng kín
Vẩy nến vùng kín là một bệnh về da do vấn đề ở hệ miễn dịch gây ra, không phải là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và không thể lây sang người khác. Bệnh gây ra các mảng da ngứa và đau ở vùng kín. Mặc dù khó chịu nhưng có nhiều phương pháp điều trị, bao gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Đôi khi cần kết hợp các phương pháp điều trị khác. Ngoài ra, biện pháp dưỡng ẩm và thay đổi chế độ ăn uống cũng giúp giảm triệu chứng.
Xem thêm
![Slide item](/static/uploads/small_nhieu_nguoi_benh_tim_hieu_kham_trao_nguoc_da_day_o_dau_tot_nhat_6aa7a6e082.jpg)
Bệnh vẩy nến da đầu
Vẩy nến da đầu là một bệnh về da khá phổ biến. Người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo loại da. Bệnh vẩy gây ra một hoặc nhiều mảng vẩy dưới da và có thể lan rộng khắp da đầu, hay lan ra vùng trán, sau cổ, và phía sau, bên trong tai.
Bệnh vẩy nến da đầu không lây lan. Đây là một bệnh tự miễn khiến tế bào da phát triển quá nhanh và tích tụ thành các mảng. Bạn cũng có khả năng mắc bệnh vẩy nến cao hơn nếu trong gia đình có người bị vẩy nến.
Vẩy nến da đầu thường nhẹ, nhưng cũng có khi trở nên nghiêm trọng, kéo dài và gây ra các vết loét dày, đóng vảy. Bệnh gây ngứa dữ dội ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày, việc gãi nhiều sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng da và rụng tóc.
Xem thêm
![Slide item](/static/uploads/small_20210613_104403_256706_lotion_max_1800x1800_jpg_472b51d72a.jpg)
10 mẹo hạn chế cơn bùng phát vảy nến
Khi bạn mắc bệnh vẩy nến, điều quan trọng nhất là tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm rất nhiều điều để kiểm soát và ngăn ngừa các đợt bùng phát.
Xem thêm