Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là gì?
Ung thư thực quản là bệnh mà khối u ác tính đã xuất hiện từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào phân chia không theo cấu trúc của cơ thể, tạo nên các khối u.
Đây là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa. Với những biểu hiện bệnh khác nhau trong từng giai đoạn, ung thư thực quản thường rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triến người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị.
Nguyên nhân bệnh Ung thư thực quản
Bệnh ung thư xuất phát từ thực quản bao gồm hai loại bệnh chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến, tùy thuộc vào từng loại tế bào gây ung thư. Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư thực quản là gì, tuy nhiên có thể kể tên các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này như sau:
-
Lạm dụng các chất kích thức như rượu, bia và thuốc lá
-
Những người béo phì, người có bệnh lý về thực quản
-
Những người có chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, lạm dụng chất béo, thiếu các vitamin A, B2, C; duy trì thói quen ăn uống nhiều thực phẩm có chứa chất nitrosamin...
-
Một số bệnh lý làm cơ sở cho bệnh ung thư thực quản phát triển như: ung thư tị hầu, bệnh ruột non, bệnh sừng hóa gan bàn chân...
-
Bệnh nhân từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ
Triệu chứng bệnh Ung thư thực quản
Một số dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ung thư thực quản như sau:
-
Dấu hiệu thường gặp nhất là nuốt có cảm giác nghẹn, vướng sau xương ức khi ăn thức ăn đặc, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân uống nước, sử dụng các chất lỏng cũng có cảm giác bị nghẹn. Có một số trường hợp, bệnh ở giai đoạn muộn, khi hoại tử khói u trong lòng thực quản nên sau một thời gian bị nghẹn thức ăn lỏng lại quay lại ăn uống bình thường.
-
Trớ: bệnh viêm phế quản dai dẳng do dịch từ thực quản chảy vào đường thở dẫn đến thức ăn bị trớ ngược ra ngoài khi bệnh nhân ngủ.
-
Ngoài 2 dấu hiệu cơ bản trên, còn một số dấu hiệu nhận biết khác như: tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, khàn tiếng, ho kéo dài, mặt và hai bàn tay nhiều nếp nhăn nổi rõ, cơ thể giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, da bi sạm khô.
Khi cơ thể có những dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Đường lây truyền bệnh Ung thư thực quản
Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư thực quản không phải là bệnh lây nhiễm. Điều này đi ngược lại quan điểm của nhiều người cho rằng bệnh ung thư thực quản có thể lây qua đường hô hấp.
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư thực quản
Những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao:
-
Đa số những người bị ung thư thực quản là những người có tiền sử nghiện rượu và thuốc lá. Bởi những chế phẩm này làm tăng các tác dụng có hại trong quá trình gây ung thư thực quản.
-
Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh: viêm thực quản Barrett (loét thực quản kéo dài); các bệnh lý gây hoại tử niêm mạc (nuốt phải chất acide hoặc các chất phụ gia), các bệnh nhân đã từng bị ung thư vùng cổ...
Phòng ngừa bệnh Ung thư thực quản
Để phòng ngừa ung thư thực quản hiệu quả, trước hết cần hạn chế các nguy cơ gây bệnh với các biện pháp sau:
-
Hạn chế tối đa việc lạm dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, thuốc lá
-
Có chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
-
Với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ... cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư thực quản
Để kịp thời chẩn đoán bệnh ung thư thực quản, hiện y học có các biện pháp sau:
Chụp X-quang, nội soi thực quản, sinh thiết để có thể nhìn thấy hình ảnh bất thường về hình dạng của thực quản cũng như các tổ chức ung thư hoặc các bất thường của tổ chức dẫn đến ung thư hoặc các tổn thương khác.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản, các bác sĩ sẽ bước vào đánh giá giai đoạn của bệnh ung thư với 4 giai đoạn sau:
-
Ung thư thực quản giai đoạn 1: tế bào ung thư nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.
-
Ung thư thựa quản giai đoạn 2: là khi tế bào ung thư đã xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
-
Ung thư thực quản giai đoạn 3: trong vùng cạnh thực quản, tế bào ung thư đã xấm lấn tổ chức và bạch huyết, ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của thành thực quản.
-
Ung thư thực quản giai đoạn 4: tế bào ung thư đã xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể như: gan, phổi, não, xương. Ở giai đoạn này, cần sử dụng các phương pháp y học như: Chụp cắt lớp vi tính, xạ hinh xương, nội soi phế quản để chẩn đoán bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư thực quản
Để điều trị ung thư thực quản cần phụ thuộc vào một số yếu tố như: kích thước, sự lan tỏa của khối u và tình trạng chung của bệnh nhân. Có các biện pháp điều trị bệnh ung thư thực quản như sau:
-
Phẫu thuật là biện pháp chủ yếu. Thông qua phương pháp phẫu thuật, khối u sẽ được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kệ cận và các tổ chức khác trong vùng.
-
Biện pháp xạ trị thông qua nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp hóa chất như một biện pháp điều trị khởi đầu cho phẩu thuật đặc biệt khi khối u lớn và ở những vị trí không thuận lợi cho phẫu thuật.
-
Hóa trị liệu: là phương pháp sử dụng các hóa chất kháng u để tiêu diệt tế bào ung thư. Hoá chất sẽ được sử dụng bằng đường tĩnh mạch và lưu thông khắp cơ thể.
-
Điều trị Laser: là phương pháp thông qua ánh sáng năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, phá hủy tổ chức ung thư và giải phóng các vùng tắc nghẽn ung thư thực quản.
-
Điều trị quang động học: thông qua một số thuốc được hấp thụ chủ yếu bởi tế bào ung thư để điều trị bệnh.
-
Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đây là giải pháp đột phá trong điều trị ung thư - bao gồm ung thư thực quản. Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam triển khai liệu pháp này. Xem thêm thông tin về liệu pháp TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
- Gãy xương mác bị nhiễm khuẩn gây biến chứng viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
- Trẻ 17 tháng tuổi bị đi ngoài ra máu, phân có dịch nhầy có phải bị polyp hay không?
- Kết quả định lượng virus viêm gan B giảm thì nên điều trị như thế nào?
- Nữ 17 tuổi đi ngoài ra máu có nguy cơ mắc bệnh gì?
- Kết quả xét nghiệm Pepsinogen như thế nào là nguy hiểm?
- Thuốc gây mê khi nội soi dạ dày và trực tràng có an toàn không?
- Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI
- Nội soi tiêu hóa không đau
- Nội soi dạ dày gây mê cần chuẩn bị thế nào?
- Điều trị rối loạn đại tiện như thế nào?