Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Thoát vị đùi
Thoát vị đùi là gì ?
Thoát vị đùi là các tạng trong ổ bụng chui qua vùng cơ yếu ở tam giác Scarpa xuống mặt trước đùi. Đây là loại thoát vị mắc phải, chú yếu gặp ở nữ và tỷ lệ bị nghẹt chiếm rất cao.
Dựa vào mức độ thoát vị, chia thoát vị đùi làm hai loại:
-
Thoát vị không hoàn toàn: tạng chui xuống tam giác Scarpa, ra trước đùi, nằm dưới cân sàng.
-
Thoát vị hoàn toàn: tạng chui qua lỗ bầu dục, nằm trước cân sàng.
Nguyên nhân bệnh Thoát vị đùi
Không có nghiên cứu nào chỉ ra rõ nguyên nhân thoát vị đùi.
Một số trường hợp thoát vị đùi là bẩm sinh nhưng đến giai đoạn trưởng thành mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng và các trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Một số nguyên nhân được cho là gây ra thoát vị đùi là:
-
Cơ thành bụng yếu do mang thai nhiều lần.
-
Khung chậu co giãn ít trong quá trình sinh đẻ
-
Có thể do thừa cân, ho nhiều, táo bón, gắng sức khi đại tiện hoặc nâng vật nặng lên.
Triệu chứng bệnh Thoát vị đùi
-
Triệu chứng thoát vị đùi chính của thoát vị đùi là xuất hiện khối phình to ở đùi, xuất hiện nhiều khi đi lại nhiều và khi duỗi chân ra. Khối phình này có thể to hơn khi đứng lên, nhỏ hơn khi nằm và gây đau trong mặt đùi.
-
Có thể có phù một chân về chiều.
-
Nếu chỗ phình này càng to hơn và đau nhiều hơn sẽ dẫn đến thoát vị nghẹt. Triệu chứng của thoát vị nghẹt là buồn nôn, nôn, đau, nhịp tim nhanh và táo bón nặng.
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoát vị đùi
Yếu tố nguy cơ làm tăng thoát vị đùi như sau:
-
Nam giới thường bị thoát vị đùi nhiều hơn nữ giới.
-
Người có tiền sử gia đình bị thoát vị đùi.
-
Người bị xơ nang, bị bệnh về phổi có nhiều khả năng bị thoát vị đùi.
-
Người bị ho mãn tính, hút thuốc lá nhiều cũng tăng nguy cơ thoát vị đùi.
-
Táo bón mãn tính dẫn đến gắng sức khi đi cầu là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đùi.
-
Người bị tăng cân.
-
Người mang thai nhiều lần làm suy yếu cơ bụng và tăng áp lực trong ổ bụng.
Phòng ngừa bệnh Thoát vị đùi
-
Để ngăn chặn thoát vị đùi, cần tuân theo các biện pháp sau:
-
Chế độ ăn uống nhiều chất xơ và uống nhiều nước để ngăn chặn táo bón và phải gắng sức khi đi cầu.
-
Duy trì cân nặng cơ thể ở mức vừa phải, tương đối.
-
Hạn chế nâng những vật nặng.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoát vị đùi
Để chẩn đoán thoát vị đùi, ngoài những biểu hiện triệu chứng lâm sàng là khối phình to và gây đau ở đùi như trên, cần làm thêm các cận lâm sàng như:
-
Xét nghiệm máu.
-
Xét nghiệm nước tiểu.
-
Điện tâm đồ
-
Chụp X quang ngực.
Các biện pháp điều trị bệnh Thoát vị đùi
Để điều trị thoát vị đùi, bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo băng hoặc phẫu thuật.
Đeo băng là biện pháp tạm thời, được áp dụng cho những bệnh nhân lớn tuổi, già yếu và không có khả năng phẫu thuật được.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để đối với thoát vị đùi. Phẫu thuật thoát vị đùi với đường mổ có thể ở tam giác Scarpa, dọc theo mặt trước khối phình và trên khung đùi, có thể mổ theo đường thoát bị bẹn, từ phía trên cung đùi. Phẫu thuật bao gồm những bước sau:
-
Rạch da thẳng qua cung đùi đến chỗ thoát vị.
-
Bóc tách túi thoát vị: tách lớp xơ mỡ đến cổ túi thoát vị.
-
Cắt cung đùi để lộ cổ thoát vị.
-
Mở túi thoát vị kiểm tra tạng thoát vị và đẩy lên ổ bụng.
-
Khâu xuyên cổ túi thoát vị, cắt túi thoát vị dưới chỗ buộc và đính vào thành bụng.
-
Khâu phục hồi thành bụng.
Bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc giảm đay và thuốc nhuận tràng nhẹ để hạn chế gắng sức, rặn khi đi cầu.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tránh những động tác xoắn người, thay đổi động tác đột ngột, lái xe để tránh bung chỉ vết thương.
Trường hợp phẫu thuật với thoát vị đùi nghẹt:
-
Cắt cung đùi: đi từ phía trên ổ bụng xuống hoặc đường rạch thấp ở đùi.
-
Mở túi thoát vị, giữ quai ruột nghẹt ở ngoài, phẫu tích cổ thoát vị ở trên cao.
-
Bộc lộ để nhìn rõ rãnh nghẹt, kiểm tra đoạn ruột trên và dưới chỗ nghẹt.
-
Khâu phục hồi thành bụng.
Xem thêm:
- Thoát vị đùi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Bài tập cơ mông, hông và đùi phối hợp
- Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em nên mổ mở hay mổ nội soi là tốt nhất?
- Thời điểm điều trị thoát vị bẹn ở trẻ
- Trẻ 40 ngày tuổi có thể phẫu thuật thoát vị bẹn không?
- Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ khi nào có thể điều trị được?
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có mổ thoát vị bẹn được không?
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị thoát vị bẹn liệu có nguy hiểm?
- Có phải do bé bị thoát vị bẹn, táo bón, không hấp thu được dinh dưỡng nên không tăng cân?
- Trẻ bị viêm tinh hoàn có phải thoát vị bẹn và nên điều trị thế nào?