Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Hodgkin
Bệnh Hodgkin hay còn gọi là bệnh ung thư Hodgkin là một dạng u lympho ác tính - một loại ung thư của hệ bạch huyết. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở những người từ 20 đến 40 tuổi và những người trên 55 tuổi.
Khi mắc bệnh Hodgkin, các tế bào trong hệ bạch huyết phát triển bất thường và di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Bệnh Ung thư hạch Hodgkin (U lympho Hodgkin) là một trong hai loại ung thư phổ biến của hệ bạch huyết, có một loại khác là U lympho không Hodgkin nhưng ít phổ biến hơn.
Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư hạch Hodgkin đã giúp những người mắc bệnh này có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và tiếp tục cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin.
Vậy bệnh Hodgkin là gì, nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị, chẩn đoán như thế nào?
Nguyên nhân bệnh Hodgkin
Hiện tại, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh Hodgkin. Nhưng bệnh bắt đầu khi Bạch huyết bào (lymphocyte) bị đột biến gen khiến cho tế bào nhân lên nhanh chóng, đồng thời làm cho các tế bào bị đột biến cũng nhân theo.
Đột biến làm cho t số lượng lớn các tế bào lympho lớn bất thường, tích tụ trong hệ thống bạch huyết, nơi chúng tập trung các tế bào khỏe mạnh và gây ra các triệu chứng của bệnh ung thư hạch Hodgkin.
Triệu chứng bệnh Hodgkin
-
Sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc ở háng
-
Mệt mỏi kéo dài
-
Sốt
-
Đổ mồ hôi đêm
-
Giảm cân không rõ nguyên nhân
-
Ngứa nhiều
-
Tăng độ nhạy cảm khi uống rượu rượu hoặc đau ở các hạch bạch huyết sau khi uống rượu bia
Đường lây truyền bệnh Hodgkin
Bệnh Hodgkin không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh
Đối tượng nguy cơ bệnh Hodgkin
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hodgkin bao gồm:
-
Tuổi. Bệnh Hodgkin thường được chẩn đoán ở những người từ 15 đến 30 tuổi và những người trên 55 tuổi.
-
Gia đình có người mắc bệnh bệnh Hodgkin. Có quan hệ huyết thống với người bệnh Hodgkin hoặc ung thư hạch không Hodgkin làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Hodgkin.
-
Nam giới. Nam giới có nhiều khả năng phát triển Bệnh Hodgkin hơn nữ giới.
-
Nhiễm virus Epstein-Barr. Những người mắc bệnh do virus Epstein-Barr như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (Mononucleosis) có nhiều khả năng phát triển bệnh Hodgkin hơn so với những người chưa bị nhiễm virus Epstein-Barr.
Phòng ngừa bệnh Hodgkin
Nhiễm HIV, virus gây ra AIDS, được biết là làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hodgkin, vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Hodgkin, người khỏe mạnh nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm virus HIV như sử dụng thuốc tiêm một lần, không sử dụng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục an toàn và không quan hệ với nhiều bạn tình.
Một yếu tố nguy cơ khác của bệnh Hodgkin là nhiễm virus Epstein-Barr (nguyên nhân gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng), nhưng hiện nay chưa có cách nào để ngăn ngừa nhiễm trùng này.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hodgkin
Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình, sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Hodgkin, bao gồm:
-
Khám thực thể Bác sĩ kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, nách và háng, cũng như lá lách hoặc gan bị sưng không.
-
Xét nghiệm máu để xác định các dấu ấn của bệnh ung thư.
-
Chẩn đoán hình ảnh để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh Hodgkin ở các khu vực khác nhau trên cơ thể người bệnh như chụp X-quang, CT và chụp cắt lớp phát xạ positron.
-
Sinh thiết hạch bạch huyết để chẩn đoán bệnh Hodgkin nếu các tế bào bất thường có tên là tế bào Reed-Sternberg được tìm thấy trong hạch bạch huyết.
-
Sinh thiết tủy xương để tìm kiếm các tế bào ung thư hạch Hodgkin.
-
Các xét nghiệm và thủ tục khác có thể được sử dụng tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Phân giai đoạn ung thư hạch Hodgkin
-
Giai đoạn I. Ung thư chỉ khu trú ở một vùng hạch bạch huyết hoặc một cơ quan duy nhất.
-
Giai đoạn II. Trong giai đoạn này, tế bào ung thư nằm ở hai vùng hạch bạch huyết hoặc đã di căn tới một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó. Nhưng ung thư vẫn chỉ giới hạn ở một bộ phận của cơ thể ở trên hoặc dưới cơ hoành.
-
Giai đoạn III. Khi ung thư di căn đến các hạch bạch huyết trên và dưới cơ hoành thì được xem là giai đoạn III. Ung thư cũng có thể ở một phần mô hoặc cả một cơ quan gần các nhóm hạch bạch huyết bị di căn hoặc ở trong lá lách.
-
Giai đoạn IV. Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư hạch Hodgkin. Các tế bào ung thư di căn tới một phần của một hoặc nhiều cơ quan và mô trong cơ thể. Ung thư hạch Hodgkin giai đoạn IV không chỉ ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết mà còn ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi hoặc xương.
Ngoài ra, bác sĩ của bạn sử dụng các chữ cái A và B để cho biết liệu bạn có đang gặp phải các triệu chứng của bệnh ung thư hạch Hodgkin hay không:
-
A có nghĩa là người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng chủ quan nào của bệnh ung thư.
-
B có nghĩa là người bệnh đã có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư đáng kể như sốt kéo dài, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc đổ mồ hôi đêm rất nhiều.
Các biện pháp điều trị bệnh Hodgkin
Những phương pháp điều trị ung thư hạch Hodgkin được điều chỉnh tùy thuộc vào loại bệnh Hodgkin và giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng quát và mong muốn của người bệnh. Mục tiêu của điều trị là tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tốt và giảm các triệu chứng của bệnh.
Hóa trị
Hóa trị là một loại thuốc sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư hạch. Thuốc hóa trị được truyền tĩnh mạch và đi khắp cơ thể người bệnh. Trong điều trị về mặt bệnh học Hodgkin, thường kết hợp hóa trị với xạ trị ở giai đoạn đầu. Xạ trị thường được thực hiện sau khi hóa trị. Trong bệnh ung thư hạch Hodgkin tiên tiến, hóa trị liệu có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với xạ trị.
Thuốc hóa trị ở dưới dạng thuốc viên hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch, hoặc đôi khi cả hai dạng đều được sử dụng trên một người bệnh. Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào loại thuốc như buồn nôn và rụng tóc. Các biến chứng nghiêm trọng nếu sử dụng lâu dài có thể xảy ra như tổn thương tim, tổn thương phổi, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư khác như bệnh bạch cầu.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với ung thư hạch Hodgkin, xạ trị thường được sử dụng sau hóa trị. Trong quá trình xạ trị, người bệnh nằm trên bàn và một thiết bị máy chuyên dụng cỡ lớn di chuyển xung quanh cơ thể người bệnh và hướng đi của các chùm năng lượng đến các vị trí cụ thể trên cơ thể của người bệnh. Xạ trị nhắm thẳng vào các hạch bạch huyết có tế bào ung thư và khu vực lân cận.
Thời gian điều trị bức xạ khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Lộ trình điều trị thông thường kéo dài từ năm ngày đến một tuần và kéo dài trong vài tuần, mỗi lần xạ trị khoảng 30 phút.
Xạ trị có thể gây đỏ da và rụng tóc tại vùng được chiếu xạ. Những tác dụng phụ nghiêm hiểm có thể xảy ra trong quá trình xạ trị như đột quỵ, bệnh tim mạch, các vấn đề về tuyến giáp, vô sinh và phát triển các bệnh ung thư khác như ung thư vú hoặc ung thư phổi.
Cấy ghép tủy xương
Cấy ghép tủy xương hay còn được gọi là cấy ghép tế bào gốc, là một phương pháp điều trị để thay thế tủy xương bị bệnh của người bệnh bằng các tế bào gốc khỏe mạnh.
Trong quá trình cấy ghép tủy xương, các tế bào gốc của người bệnh sẽ được loại bỏ, đông lạnh và được lưu trữ để sử dụng sau này. Tiếp theo người bệnh điều trị ung thư bằng các biện pháp hóa trị liệu và xạ trị liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Cuối cùng, các tế bào gốc đã được lấy ra từ trước sẽ được làm tan băng và tiêm lại vào tĩnh mạch của người bệnh, các tế bào gốc này sẽ giúp tạo tủy xương khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị u lympho hodgkin ác tính
- Tràn dịch dưỡng trấp màng phổi ở ca lâm sàng u lympho không Hodgkin tế bào B lớn
- Trẻ bị nổi hạch sau mang tai là bệnh gì? Có đáng lo không?
- Trẻ 10 tháng bị nổi hạch sau tai có sao không?
- Trẻ 7 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai gáy có sao không?
- Trẻ mọc hạch dưới cằm có nguy hiểm không?
- Trẻ có hạch ở cổ, không sưng, không đau, không phát triển có đáng lo?
- Trẻ sơ sinh xuất hiện u sát sống lưng là dấu hiệu lý gì?
- Trẻ 5 tuổi bị nổi hạch sau tai, góc hàm phải và sau đầu gây đau có nguy hiểm không?
- Trẻ 9 tuổi nổi hạch sau gáy nhưng không đau có nên mổ không?