Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Hở eo tử cung
Cổ tử cung là cấu trúc có hình ống hẹp ở đoạn dưới tử cung thông ra ngoài âm đạo. Cổ tử cung khi không có thai hơi hé mở để tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong tử cung giúp cho quá trình thụ thai ngoài ra còn để máu kinh từ buồng tử cung thoát ra ngoài.
Khi có thai, chất dịch nhầy có trong cổ tử cung sẽ tạo thành nút nhầy cổ tử cung, nút nhầy này có chức năng bảo vệ ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào thai.
Hở eo cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung xóa mở nút nhầy sớm hơn so với ngày dự kiến sinh dẫn đến quá trình chuyển dạ sớm.
Trong suốt quá trình mang thai, cổ tử cung sẽ trở nên cứng, dài và đóng kín cho đến lúc chuyển dạ cổ tử cung sẽ trở nên mềm, xóa mở cổ tử cung để em bé có thể chui ra ngoài được.
Hở eo cổ tử cung khi mang thai là nguyên nhân quan trọng nhất gây sảy thai, đẻ non đặc biệt là sảy thai liên tiếp, là bệnh có thể điều trị dự phòng được vì vậy cần được phát hiện sớm và khâu eo dự phòng tại thời điểm thích hợp.
Nguyên nhân bệnh Hở eo tử cung
Hở eo tử cung do nhiều nguyên nhân gây nên chia thành 2 nhóm chính:
-
Bẩm sinh
-
Mắc phải: Cổ tử cung bị tổn thương sau thủ thuật nong cổ tử cung để phá thai lần trước, rách cổ tử cung khi sinh ở lần sinh trước, sau phẫu thuật khoét chóp hay cắt đoạn cổ tử cung vì một nguyên nhân nào đó,...
Triệu chứng bệnh Hở eo tử cung
Có thể không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất mờ nhạt có thể nhầm với 1 số bệnh khác, triệu chứng có thể gặp bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 14 như: Cảm thấy áp lực vùng chậu, đau lưng, dịch âm đạo ra nhiều hơn, có màu hồng nhạt hoặc nâu, rỉ máu âm đạo.
Dấu hiệu của sảy thai do hở eo tử cung khá đặc trưng: xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng đau bụng hoặc đau bụng rất ít, sau vài cơn gò và vỡ ối thai thoát ra ngoài rất nhanh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hở eo tử cung
-
Sảy thai ở 3 tháng giữa thai kì mà không tìm đươc nguyên nhân
-
Tiền sử đẻ non
-
Tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non (ít nhất 2 lần) với đặc điểm nhanh, không đau.
-
Can thiệp vào buồng tử cung qua đường dưới: nong cổ tử cung để phá thai, rách cổ tử cung, khoét chóp…
-
Bất thường ở tử cung như tử cung 2 sừng
Phòng ngừa bệnh Hở eo tử cung
-
Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, tránh mang thai ngoài ý muốn phải nạo phá thai
-
Phá thai an toàn không nong cổ tử cung
-
Hạn chế can thiệp thủ thuật, phẫu thuật vào cổ tử cung
-
Khám, đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm phát hiện sớm hở eo tử cung
-
Nếu mang thai chưa được 24 tuần mà siêu âm đo chiều dài cổ tử cung qua đường âm đạo dưới 25mm và xuất hiện dấu hiệu hở eo tử cung thì cần được khâu eo cổ tử cung dự phòng sảy thai và sinh nona
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hở eo tử cung
Chẩn đoán hở eo tử cung dựa vào dấu hiệu sau:
-
Tiền sử sản khoa: sảy thai to hoặc đẻ non trước 28 tuần ít nhất 2 lần với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau
-
Tiền sử sảy thai hoặc sinh non tử 14-36 tuần với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau kèm theo yếu tố nguy cơ của hở eo tử cung.
-
Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm đường âm đạo dưới 25mm
Các biện pháp điều trị bệnh Hở eo tử cung
Chữa hở eo tử cung bằng phương pháp khâu vòng cổ tử cung mang lại hiệu quả cao, giảm nguy cơ sảy thai, sinh non. Khâu vòng cổ tử cung có thể thực hiện qua 2 con đường:
-
Khâu vòng cổ tử cung qua đường âm đạo: Là thủ thuật giúp cổ tử cung đóng kín lại bẳng 1 sợi chỉ qua đường âm đạo, để giảm nguy cơ sinh non, đem lại hiệu quả cho những người có tiền sử sảy thai hoặc sinh non đặc biệt trong 3 tháng giữa, là kỹ thuật phổ biến dễ thực hiện.
-
Khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng: Có thể thực hiện được ở giữa các lần mang thai, có thể thực hiện được trong 3 tháng đầu thai kì, không cần khâu lại ở lần mang thai tiếp theo vì vết khâu vòng tử cung vẫn có khả năng tiếp tục giữ cho những lần mang thai sau. Tuy nhiên kỹ thuật này khó thực hiện, để lại vết sẹo trên thành bụng, phải mổ lấy thai.
Chú ý chăm sóc sau thủ thuật:
-
Theo dõi cẩn thận cơn gò, tình trạng đau bụng, ra huyết , ra nước âm đạo
-
Nghỉ ngơi tại giường ít nhất 12h
-
Xuất viện khi không có cơn co tử cung sau khi khâu 48 giờ, không ra huyết, ra nước âm đạo
-
Chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế vận động trong tuần đầu tiên
-
Tránh giao hợp, lao động gắng sức, đứng quá lâu
-
Cắt chỉ khâu khi thai >= 38 tuần hoặc khi có chuyển dạ
-
Dùng kháng sinh dự phòng, có thể dùng thêm thuốc giảm co
-
Khám định kỳ: siêu âm đo chiều dài cổ tử cung
-
Khám ngay khi có bất thường: đau bụng, ra huyết, ra nước âm đạo
Xem thêm:
- Hệ thống Phòng sinh
- Hiện tượng trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc được khắc phục như thế nào?
- Có nên rung lắc trẻ sơ sinh khi ngủ?
- Trẻ uống thuốc hạ sốt rồi lạnh tay chân có nguy hiểm không?
- Trẻ bị ho, sốt về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
- Tình trạng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi không ngủ trưa được
- Trẻ 2 tháng tuổi ăn sữa công thức đi ngoài không bình thường là dấu hiệu của bệnh gì?
- Bé bị tiêu chảy sau khi tiêm vắc-xin 6in1 phải làm sao?
- Bé ngủ không sâu giấc nên xử lý ra sao?
- Bé bị bẹp đầu nên xử lý như thế nào?