Trang chủ Bệnh Beriberi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Beriberi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Beriberi

Bệnh Beriberi (hay bệnh tê phù) là một dạng bệnh thiếu vitamin B1 (thiamin) bao gồm tê phù ướt (wet Beriberi) và tê phù khô (dry Beriberi)

  • Bệnh tê phù ướt có ảnh hưởng đến tim mạch và tuần hoàn, trong một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới suy tim

  • Bệnh tê phù khô lại gây tổn thương các dây thần kinh và gây ra mất trương lực cơ hoặc thậm chí liệt cơ

  • Nếu không được điều trị bệnh Beriberi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

>>Vitamin B1 có ở đâu, vai trò là gì?

Nguyên nhân bệnh Beriberi

Nguyên nhân của bệnh là do sự thiếu hụt vitamin B1 (dưới 0,4 mg/1kg/24 giờ) có vai trò duy trì thăng bằng chất đạm trong cơ thể và chuyển hóa các chất thịt, mỡ. Khi chuyển hóa mỡ đạm rối loạn do thiếu vitamin B1 gây tê phù, phù nề hoại tử tổ chức gây chứng tê bì

Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B1 (thiamin):

  • Cơ thể nghiện rượu khó hấp thu và dự trữ thiamin
  • Bệnh Beriberi do gen (rất hiếm) khi cơ thể không hấp thu được thiamin từ thức ăn
  • Tiêu chảy kéo dài hoặc thuốc lợi tiểu làm hao hụt lương thiamin
  • Trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ thiamin qua sữa mẹ
  • Thiếu nguồn dự trữ thiamin do chạy thận

Triệu chứng bệnh Beriberi

Triệu chứng của bệnh tê phù ướt bao gồm:

  • Khó thở khi tập luyện thể dục thể thao hoặc khi thức dậy vào buổi sáng
  • Nhịp tim nhanh
  • Sưng ống khuyển

Triệu chứng của bệnh tê phù khô bao gồm:

  • Bệnh nhân suy giảm trương lực cơ, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân
  • Có thể có triệu chứng đau, lú lẫn, nói khó khăn, nôn mửa, mất chuyển động tự chủ hoặc tê liệt

Trong trường hợp nặng bệnh nhân Beriberi có thể có bệnh não Wernicke và hội chứng Korsakoff là hai tổn thương não bộ do sự thiếu hụt thiamin:

  • Bệnh não Wernicke: gây tổn thương vùng dưới đồi, gây mất trí nhớ hoặc lú lẫn, mất phối hợp vận động cơ và các vấn đề về thị giác như mắt chuyển động nhanh và nhìn đôi

  • Hội chứng Korsakoff: là hậu quả của tổn thương vĩnh viễn tại một số vùng của vỏ não có khả năng lưu giữ ký ức gây mất trí nhớ, không hình thành được ký ức mới và ảo giác

Đối tượng nguy cơ bệnh Beriberi

  • Những đối tượng có chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B1 do các thói quen như ăn gạo xay xát quá kỹ hoặc loại gạo không chứa đủ hàm lượng thiamin cho cơ thể
  • Người nghiện rượu có cơ thể khó hấp thu và dự trữ vitamin B1
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc chứng cường giáp
  • Người bị tiêu chảy kéo dài hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Phòng ngừa bệnh Beriberi

  • Vì là thiếu hụt dưỡng chất nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất. Thực phẩm giàu thiamin để bổ sung cho cơ thể gồm: rau xanh, cây họ đậu, thịt, cá, các loại hạt nguyên cám, loại quả hạch hoặc các sản phẩm bơ sữa, ngũ cốc
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên được kiểm tra về tình trạng vitamin định kỳ để bổ sung kịp thời tránh biến chứng
  • Trẻ sơ sinh nên được bổ sung đầy đủ nhu cầu vitamin B1
  • Hạn chế dùng các đồ uống có cồn, các đối tượng nghiện rượu cần chú ý kiểm tra tình trạng vitamin B1 thường xuyên

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Beriberi

Đối với các trường hợp điển hình người bệnh thường có đủ tam chứng cổ điển bao gồm:

  • Triệu chứng huyết quản: mạch nhanh, tim to hoặc suy tim
  • Triệu chứng thần kinh: tê bì, cơ bắp teo nhỏ (nhận biết qua cách bắt tay không chặt)
  • Triệu chứng phù: phù toàn thân, nặng chân, da dày, bụng chân cứng, to bè ra

Đối với các trường hợp không điển hình và khó chẩn đoán cần dựa vào các triệu chứng khác như:

  • Nhiều người trong khu vực quần thể bị bệnh giống nhau
  • Chế độ dinh dưỡng kém chất lượng, ít vitamin B, ít rau tươi
  • Xét nghiệm định lượng vitamin B1 và acid pyruvic: vitamin B1 giảm nhiều và acid pyruvic tăng cao

Các biện pháp điều trị bệnh Beriberi

Mặc dù triệu chứng của bệnh Beriberi khá nghiêm trọng nhưng bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhờ vào việc bổ sung thiamin

Ở thể cấp của bệnh bệnh nhân cần

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối và hạn chế đi lại
  • Chế độ ăn giảm glucid, tăng đạm và sinh tố các loại
  • Sử dụng thuốc tiêm vitamin B1 liều cao, các thuốc giàu đạm và các loại vitamin B12, vitamin B6

Ở thể mạn tính

  • Ngoài các phương pháp trên cần thêm Stricnin 1mg x 3 ống tiêm bắp tăng dần mỗi ngày lên 1 ống cho tới khi đạt được 10mg/24h thì hạ dần xuống mỗi ngày 1 ống cho tới khi đạt 3mg/24h thì ngừng liệu trình
  • Bệnh nhân có thể kết hợp tắm nước nóng, xoa bóp tập nhẹ nhàng

 

Xem thêm:

Câu chuyện khách hàng Sống khỏe Sức khỏe tổng hợp