Xét nghiệm máu là một hình thức rất quan trọng và quen thuộc với mỗi người. Khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm, nhiều người không hiểu về các chỉ số liên quan đến tế bào máu mcv hay thể tích trung bình của hồng cầu. Nếu bạn muốn có lời giải đáp cho những thắc mắc của mình thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
1.Xét nghiệm huyết học là gì?
Nếu cơ thể của chúng ta đang gặp một vấn đề gì và không thể biết chính xác. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu và đem đi xét nghiệm. Việc làm này được gọi là xét nghiệm huyết học. Xét nghiệm huyết học nhằm mục đích kiểm tra và dành thời gian để phân tích kỹ, theo dõi những yếu tố quan trọng trong máu. Nhờ vậy, các thông tin liên quan đến hồng cầu, bạch cầu,... được xác định và bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể là người bệnh đang gặp vấn đề gì.
2.Tìm hiểu chỉ số mcv trong máu
Chỉ số mcv trong xét nghiệm máu nói lên điều gì? Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người muốn tìm hiểu. Mean Corpuscular Volume (MCV) nghĩa là khối lượng phân tử trung bình của hồng cầu có trong máu.
Vốn dĩ phải thực hiện xét nghiệm này là vì trong hồng cầu chứa nhiều huyết sắc tố tạo màu đỏ cho máu. Ngoài ra, tế bào hồng cầu còn đảm nhiệm vai trò chuyển oxy đi từ phổi đến các mô và ngược lại nhận CO2 từ mô ra phổi. Nếu hồng cầu có kích thước to, nhỏ cũng làm cho máu bị ảnh hưởng và biểu hiện rõ nhất ở sức khỏe của chúng ta.
2.1. Cách thực hiện xét nghiệm MCV
Muốn thực hiện xét nghiệm, trước tiên nhân viên y tế sẽ phải lấy một ít máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh. Sau đó, cho máu vào ống nghiệm để đưa đến phòng xét nghiệm. Bộ phận xét nghiệm sẽ phân tích và đưa ra các thông số chính xác.
2.2. Các chỉ số cao hoặc thấp trong xét nghiệm MCV nêu lên điều gì?
Một người bình thường có thể tích trung bình của hồng cầu nằm ở mức từ 80 -100 femtoliter/lít (1 femtoliter = 1/1 triệu lít).
- Nếu MCV lớn hơn 100 femtoliter: Lúc này cho thấy hồng cầu của bạn có kích thước lớn và bị phì ra. Điều này chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu máu. Nguyên nhân là do thiếu axit folic hay B12. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hợp lý để cân bằng lại chỉ số này.
- Nếu MCV thấp dưới 80 femtoliter: Bạn cầm trên tay kết quả xét nghiệm và nhận được kết luận MCV<80, chứng tỏ bạn đang bị thiếu sắt. Trường hợp khác có thể bạn bị hội chứng tan máu bẩm sinh. Khi chỉ số này xuống đến mức quá thấp lý do thường xuất phát từ những người bị bệnh mãn tính, nhiễm độc từ chì, thiếu máu hồng cầu,... Thông thường ở người mang thai thường có chỉ số MCV thấp hơn so với những người bình thường. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ và sự phát triển toàn diện cho thai nhi, người mẹ nên cung cấp lượng sắt hợp lý cho cơ thể.
3. Những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm MCV
MCV là một xét nghiệm cực kỳ quan trọng. Vì vậy, bạn nên theo dõi cơ thể mình thường xuyên. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe của mình xuất hiện một số bất thường như: vết bầm trên cơ thể, xuất huyết, da nhợt nhạt, lạnh tay, chân,... Bạn nên đi khám và kiểm tra ở bệnh viện hay những cơ sở uy tín. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để đưa ra chỉ số MCV chính xác.
Hơn nữa, nếu muốn kết quả MCV chính xác, bạn nên nhịn đói trước khi xét nghiệm từ 6-8 tiếng. Việc lấy máu diễn ra hết sức nhanh chóng và không quá đau, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Nếu chỉ số MCV có bất thường, bác sĩ sẽ cho bạn phương pháp để giúp thông số MCV ổn định lại.
Chúng tôi mong rằng, những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tế bào máu mcv cũng như ý nghĩa của chỉ số mcv trong xét nghiệm máu. Để có một sức khỏe tốt, mọi người cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình hình sức khỏe của mình, từ đó có phương pháp hỗ trợ hợp lý. Chúc bạn luôn sở hữu một sức khỏe tốt!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.