Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Thái Cang - Bác sĩ Xạ trị - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi. “Xạ trị ung thư phổi có gây hại không?” là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm lo lắng. Bài viết sau đây đề cập đến các tác dụng phụ khi xạ trị ung thư phổi và hướng xử trí.
1. Khi xạ trị ung thư phổi có thể gặp những tác dụng phụ gì?
Xạ trị ung thư phổi là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để điều trị khối u ác tính tại phổi. Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa chất, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch. Nhiều người hỏi sau xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu? Câu trả lời tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, đặc điểm bệnh học, thể trạng và sự tuân thủ điều trị của từng bệnh nhân.
Cũng như các phương pháp điều trị khác, xạ trị ung thư phổi có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy thuộc vào đặc điểm khối u, vị trí giải phẫu, kích thước tổn thương, liều xạ trị,... cũng như thể trạng, cơ địa của từng bệnh nhân. Các tác dụng phụ có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn, với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các cơ quan thường chịu ảnh hưởng của xạ trị ung thư phổi là: nhu mô phổi, thực quản, tủy sống, tim.
1.1. Các tác dụng phụ sớm của xạ trị ung thư phổi
Tác dụng phụ của xạ trị điều trị ung thư phổi có thể xuất hiện sớm trong quá trình xạ trị hoặc vài tuần sau khi kết thúc xạ trị, các tác dụng này thường hết trong vòng 4 tuần. Các tác dụng phụ sớm có thể gặp sau xạ trị ung thư phổi là:
- Mệt mỏi, kiệt sức: Đây là biểu hiện thường gặp khi xạ trị ung thư phổi.
- Ảnh hưởng hệ hô hấp: Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp (như ho) trong quá trình xạ trị ung thư phổi.
- Viêm thực quản cấp tính: Bệnh nhân chiếu xạ trực tiếp vào trung thất có thể xuất hiện các triệu chứng viêm thực quản như: Đau kiểu rát bỏng, khó nuốt sau khi xạ trị 2-3 tuần và thường mất đi sau 3-4 tuần.
- Buồn nôn và nôn: Bệnh nhân xạ trị ung thư phổi có thể buồn nôn, nôn mửa, tuy nhiên tác dụng phụ này không phổ biến.
- Thay đổi trên da: Da trong vùng xạ trị có thể trở nên đỏ, khô, nóng, ngứa, nhạy cảm. Các thay đổi trên da thường xuất hiện sau khi bắt đầu xạ trị 2-3 tuần và thường ổn định sau khi điều trị 2-4 tuần.
1.2. Các tác dụng phụ trung hạn của xạ trị ung thư phổi
Các tác dụng phụ sau có thể xuất hiện sau khi kết thúc xạ trị ung thư phổi vài tuần đến vài tháng:
- Viêm phổi cấp tính do xạ trị: Thường xuất hiện sau khi bắt đầu xạ trị 1 - 4 tuần với các biểu hiện ho, khó thở, sau đó dần dần sẽ sau 4-6 tuần.
- Các vấn đề về tim: Xạ trị ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến các mô xung quanh tim khiến bệnh nhân đau ngực, khó thở, nhịp tim bất thường. Tuy nhiên, tác dụng phụ này rất không phổ biến.
- Thay đổi cảm giác ở cổ: Bệnh nhân có thể có cảm giác ngứa ran ở cổ, hoặc cảm giác giống như điện giật, có thể lan xuống cột sống và tứ chi.
2. Các tác dụng phụ muộn của xạ trị ung thư phổi
Sau khi kết thúc xạ trị ung thư phổi, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ xuất hiện muộn sau vài tháng đến vài năm, thậm chí là không có điểm dừng.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng có thể tiếp diễn một thời gian sau khi kết thúc xạ trị.
- Các vấn đề tại phổi: Xạ trị có thể làm tăng nguy cơ xơ phổi tiến triển, xuất hiện sau xạ trị hàng tháng đến hàng năm. Biến chứng này có thể không có biểu hiện lâm sàng ở thời kỳ đầu, nhưng về lâu dài có thể khiến bệnh nhân đau ngực, khó thở, thở gấp, hay tràn dịch màng phổi.
- Tổn thương thực quản: Ngoài viêm thực quản cấp tính, tổn thương thực quản có thể xuất hiện muộn sau xạ trị với các triệu chứng như khó nuốt.
- Các vấn đề ở tim: Xạ trị ung thư phổi làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề về tim sau này, tuy nhiên biến chứng này không phổ biến.
- Tổn thương tủy sống, thần kinh do xạ trị: Xạ trị ung thư phổi có thể gây tổn thương tủy sống. Các biểu hiện ban đầu thường không đặc hiệu và có thể tiến triển xấu dần với các triệu chứng như tê, yếu các chi, đứng không vững, ảnh hưởng vận động.
3. Làm gì để giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi?
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trong hoặc sau quá trình xạ trị, bệnh nhân cần cho bác sĩ biết để được hướng dẫn một số biện pháp có thể tăng miễn dịch, hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi, tránh tái phát:
3.1. Điều trị nội khoa hỗ trợ
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc dự phòng và điều trị tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi như:
- Thuốc chống nôn: Dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn mửa do xạ trị.
- Liệu pháp corticoid: Các loại thuốc steroid có thể hỗ trợ một số tác dụng phụ của xạ trị như viêm phổi...
3.2. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân cần uống nhiều nước và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng các chất. Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh các loại thức ăn cay, nóng, chua, mặn. Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình xạ trị.
3.3. Chăm sóc vùng da xạ trị
Bệnh nhân cần bảo vệ vùng da xạ trị khỏi ánh nắng mặt trời, chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh mặc quần áo bó sát gây cọ xát vùng da xạ trị.
3.4. Duy trì lối sống lành mạnh
- Vận động hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, cả trong và sau quá trình xạ trị ung thư phổi. Bác sĩ sẽ tư vấn các bài tập phù hợp với bệnh lý cũng như thể trạng bệnh nhân.
- Bệnh nhân cần bỏ thuốc lá và tránh xa bia rượu, các chất kích thích.
Ngoài ra trong quá trình điều trị, các bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm tác dụng phụ của xạ trị, giúp người bệnh có đủ sức khỏe để hoàn tất điều trị, chẳng hạn như sản phẩm Tumolung chứa lunasin (được chính thức chuyển giao về Việt Nam năm 2019 theo dự án DA 17/09 của Bộ Y tế)
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn trong quá trình xạ trị ung thư phổi.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung
Hỗ trợ giúp giảm nguy cơ mắc các khối u, u phổi. Hỗ trợ tăng hiệu quả của các biện pháp hóa trị, xạ trị do tăng sức đề kháng.
Thành phần
Lunatumo (Soy protein chứa Lunasin, Cao Khổ sâm bắc, Chiết xuất Cỏ xạ hương (Thyme)); Cao Hoàng kỳ; Cao Bán chi liên; Cao Bồ công anh; Cao Cọ xẻ; Cao Quả khế; Cao Mạch chủ.
Đối tượng
Dùng cho người mắc khối u, đặc biệt u phổi trong giai đoạn hóa trị, xạ trị và người có nguy cơ cao mắc u phổi.
Hướng dẫn sử dụng
Nên uống 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Xem thêm thông tin về Tumolung TẠI ĐÂY!
*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(Số GPQC: 01504/2019/ATTP-XNQC)