Virus bệnh zona có thể ẩn trong não của bạn

Bệnh zona thần kinh xảy ra ở người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus ở ẩn trong các mô thần kinh gần tủy sống và não, chờ khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ khởi phát thành bệnh zona.

1. Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona là bệnh thường bị nhiễm bởi người đã mắc bệnh thủy đậu trước đó, đa số là nhiều thập kỷ trước đó. Cả hai bệnh lý là zona và thủy đậu bị gây ra bởi virus varicella zoster. Bệnh thủy đậu gây ra các mụn nước, thường bắt đầu ở lưng, ngực, mặt rồi lan ra các bộ phận khác. Bệnh zona là tình trạng phát ban kèm theo các cơn đau và thường xuất hiện ở một bên của cơ thể.

Phát ban chuyển thành các mụn nước màu đỏ, chứa đầy dịch. Chúng thường khô và đóng vảy trong vòng 7 đến 10 ngày.

2. Các triệu chứng bệnh zona thần kinh


Ngứa là một dấu hiệu ban đầu của bệnh zona
Ngứa là một dấu hiệu ban đầu của bệnh zona

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh zona bao gồm:

  • Sốt, ớn lạnh và đau đầu
  • Ngứa
  • Các chấm nổi lên trên da và mẩn đỏ
  • Đau âm ỉ hoặc đột ngột
  • Ngứa ran trong hoặc dưới da
  • Bụng khó chịu

Theo đó, bạn nên đến bệnh viện khám khi xuất hiện các triệu chứng này. Không có cách nào để chữa khỏi bệnh zona, nhưng điều trị có thể làm giảm nguy cơ biến chứng như cơn đau kéo dài sau khi hết phát ban, còn gọi là đau dây thần kinh hậu zona.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em

3. Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

Virus varicella zoster lần đầu xâm nhập vào cơ thể gây ra là bệnh thủy đậu. Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể mắc phải.

Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus sẽ di chuyển vào các mô thần kinh gần tủy sống và não để lưu trú. Đôi khi virus “thức dậy” và di chuyển dọc theo các sợi thần kinh đến da gây ra bệnh zona, còn được gọi là herpes zoster.

4. Các yếu tố nguy cơ bệnh zona


Sau khi bị thủy đậu nếu bạn dùng steroid lâu dài nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn
Sau khi bị thủy đậu nếu bạn dùng steroid lâu dài nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn

Hệ miễn dịch suy yếu có thể làm virus hoạt động trở lại. Sau khi bị thủy đậu, nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn nếu bạn:

  • 50 tuổi trở lên
  • Đang gặp nhiều căng thẳng
  • Bị ung thư, HIV hoặc một căn bệnh khác làm giảm khả năng miễn dịch
  • Tiền sử chấn thương thể chất nghiêm trọng
  • Dùng steroid lâu dài hoặc các loại thuốc khác làm suy yếu hệ miễn dịch

Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh zona không phù hợp với bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này.

5. Biến chứng của bệnh zona

Bệnh zona có thể gây ra các biến chứng kéo dài sau khi hết phát ban, bao gồm:

  • Viêm não hoặc liệt mặt nếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh
  • Các vấn đề về mắt và giảm thị lực nếu phát ban ở trong hoặc xung quanh mắt
  • Đau dây thần kinh hậu zona, ảnh hưởng đến 1 trên 5 người bị bệnh zona.

6. Bệnh zona có lây không?


Bệnh zona có khả năng lây lan khi các vết loét chưa đóng vảy
Bệnh zona có khả năng lây lan khi các vết loét chưa đóng vảy

Bệnh zona có khả năng lây lan trong cộng đồng, từ người bệnh đến người chưa từng mắc bệnh thủy đậu và chưa tiêm phòng. Chỉ sau khi vết loét đóng vảy, virus mới không còn khả năng lây lan. Do đó, trong quá trình mắc bệnh, bạn nên tránh tiếp xúc với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch kém.

7. Thuốc chủng ngừa bệnh zona

FDA đã phê duyệt hai loại vắc xin phòng bệnh zona là Shingrix và Zostavax. Shingrix mới hơn và được nhiều người lựa chọn hơn Zostavax vì có hiệu quả phòng bệnh đạt trên 90%. CDC khuyến nghị những người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin Shingrix, ngay cả khi đã bị bệnh zona trước đó. Người trẻ tuổi cũng nên tiêm ngay cả khi đã chủng ngừa Zostavax.

8. Chẩn đoán bệnh Zona

Chẩn đoán bệnh zona bằng cách hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng và khám bệnh. Xét nghiệm định danh vi khuẩn cũng có thể được chỉ định bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm tại vị trí phồng rộp.

9. Điều trị bệnh zona


Thuốc amitriptyline giúp giảm đau do zona
Thuốc amitriptyline giúp giảm đau do zona

Thuốc kháng virus giúp chữa lành nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng. Thuốc có hiệu quả nhất khi được sử dụng trong vòng 3 ngày kể từ ngày bắt đầu phát ban, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Một trong ba loại thuốc sau có thể được chỉ định để chống lại virus tùy vào tình trạng bệnh:

  • Acyclovir (Zovirax)
  • Famciclovir (Famvir)
  • Valacyclovir (Valtrex)

Các biện pháp giảm đau do zona có thể bao gồm:

  • Thuốc chống co giật như gabapentin (Neurontin)
  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline
  • Tắm bột yến mạch
  • Chườm lạnh
  • Kem dưỡng da
  • Thuốc gây tê như lidocain
  • Thuốc không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen
  • Thuốc giảm đau theo toa như codeine

Virus gây bệnh zona có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế khi có triệu chứng bệnh zona nói trên người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám, xét nghiệm và chỉ định điều trị, chủng ngừa khi cần thiết, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh, hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn triển khai dịch vụ tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh thủy đậu. Toàn bộ vắc-xin tại Vinmec đều được nhập khẩu, có xuất xứ rõ ràng và được bảo quản trong môi trường GSP, giữ được chất lượng vắc-xin tốt.

Quý khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và sử dụng dịch vụ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh Zona

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe