Viêm tụy cấp nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh. Nhìn chung, đây là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là viêm tụy cấp. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tiên lượng sống sót sẽ tốt hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các biến chứng nguy hiểm của viêm tụy cấp để độc giả nâng cao ý thức phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?

Nhiều người thường thắc mắc rằng bệnh viêm tụy có nguy hiểm không. Viêm tụy, đặc biệt là viêm tụy cấp, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời do khả năng diễn biến nhanh chóng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

2. Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị viêm tuỵ cấp

2.1 Tụ dịch quanh tụy

Khi viêm tụy cấp xảy ra, nhu mô tuyến tụy bị tổn thương, dẫn đến các tế bào tuyến vỡ ra, giải phóng các bào tương chứa men tụy ra ngoài, gây tụ dịch xung quanh tuyến tụy. Đây là dấu hiệu siêu âm sớm nhất giúp nghi ngờ chẩn đoán viêm tụy cấp ở bệnh nhân nhập viện do đau thượng vị kèm nôn ói nhiều.

Nếu tình trạng viêm chỉ khu trú ở một khu vực nhỏ hoặc được điều trị kịp thời, biến chứng tụ dịch sẽ chỉ tập trung quanh mô tụy và dần dần được hấp thu. Mặt khác, nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hoặc không được điều trị kịp thời, dịch viêm lan rộng ra xung quanh sẽ tạo điều kiện cho hoại tử hoặc nhiễm trùng ổ bụng xảy ra.

2.2 Nang giả tụy

Nang giả tụy là biến chứng thường xuất hiện trong tuần thứ hai đến tuần thứ ba sau khi khởi phát viêm tụy cấp tính. Thay vì lan ra xung quanh, men tụy bị giải thoát kích thích phản ứng viêm, tạo ra mô xơ sợi để giữ dịch tụy và hạn chế sự lan rộng, tổn thương mô lân cận. 


Nang giả tụy là biến chứng thường xuất hiện trong tuần thứ hai đến tuần thứ ba sau khi khởi phát viêm tụy cấp tính.
Nang giả tụy là biến chứng thường xuất hiện trong tuần thứ hai đến tuần thứ ba sau khi khởi phát viêm tụy cấp tính.

Nang tụy có thể tự thoái hóa hoặc tự thông vào đường dẫn tụy, sau đó biến mất trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu nang có kích thước lớn, chứa nhiều dịch, thời gian tồn tại có thể kéo dài hơn và cần can thiệp y tế sớm bằng dẫn lưu để tránh nhiễm khuẩn và áp xe.

2.3 Hoại tử tụy

Tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết, vừa là tuyến ngoại tiết. Chức năng ngoại tiết nổi bật của tuyến tụy là sản xuất và cung cấp các men tiêu hóa thiết yếu cho ruột non. Dưới tác động của các men tiêu hóa này, thức ăn được phân cắt thành các chất dinh dưỡng nhỏ hơn, dễ dàng hấp thu vào máu.

Men tụy được giải phóng khỏi nhu mô, "tự tiêu hóa" chính tuyến tụy và dẫn đến hoại tử. Mức độ hoại tử càng nặng, lượng men tụy thoát ra càng nhiều, tạo vòng xoắn luẩn quẩn khiến bệnh diễn biến nặng nề.

2.4 Tắc mật

Tuyến tụy và hệ thống gan mật có chung một ống dẫn, vận chuyển các men tiêu hóa vào ruột non. Khi nhu mô tuyến tụy bị viêm nhiễm và phù nề, tình trạng này có thể gây tắc nghẽn cả ống dẫn mật, làm tắc mật.

Dịch mật, được sản xuất bởi tế bào gan. Khi lượng dịch mật này không được tiêu thụ, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, làm tổn thương gan và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

2.5 Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không khi bệnh dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng

Nhiễm trùng ổ bụng là hệ quả của việc các biến chứng trước đó, xảy ra do dịch tụy bị giải phóng và ứ đọng trong ổ bụng, thường xuất hiện vào cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai sau khi khởi phát viêm tụy cấp.

Vậy bệnh viêm tụy có nguy hiểm không? Có, vì viêm nhiễm kéo dài nếu không được điều trị hiệu quả có thể tiến triển thành áp xe ổ bụng, là tình trạng hình thành các ổ viêm nhiễm tích tụ tại các vị trí trong ổ bụng như quanh tụy, dưới gan, dưới hoành, trong túi cùng,...  

Nếu không được can thiệp y tế kịp thời bằng liệu trình điều trị kháng sinh phù hợp, ổ áp xe có thể vỡ ra, dẫn đến tràn mủ và vi khuẩn vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc, thậm chí dẫn đến sốc nhiễm trùng và nhiễm độc.

2.6 Xuất huyết

Khi các men tiêu hóa do tuyến tụy sản xuất bị giải phóng ra ngoài và xâm nhập vào máu, chúng sẽ gây tác động như một chất độc hại. Hệ quả là, thành mạch máu bị tổn thương, dẫn đến xuất huyết ở nhiều vị trí.

Biến chứng nguy hiểm này thường xuất hiện sớm, chỉ vài ngày sau khi khởi phát bệnh viêm tụy. Các tế bào máu và huyết tương rò rỉ khỏi mạch máu, dễ gây trụy tuần hoàn và tiên lượng tử vong cao.

2.7 Huyết khối

Ngược lại với biến chứng xuất huyết nhưng cũng xảy ra trong viêm tụy cấp, huyết khối cũng tiềm ẩn nguy cơ không kém. Nguyên nhân chính là do tổn thương thành mạch dẫn đến rò rỉ các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu. Khi mất đi các yếu tố ly giải huyết khối tự nhiên, máu sẽ có xu hướng đông nhanh bất thường. 


Huyết khối cũng là một biến chứng của viêm tuỵ cấp.
Huyết khối cũng là một biến chứng của viêm tuỵ cấp.

Điều này khiến máu dễ hình thành huyết khối, đặc biệt là trong hệ thống tĩnh mạch, bao gồm tĩnh mạch lách và tĩnh mạch cửa. Huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các tạng.

2.8 Suy đa tạng

Khi men tụy bị giải phóng ra ngoài nhu mô, chúng sẽ kích hoạt một phản ứng viêm mạnh mẽ, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp do phù phổi, trụy mạch tuần hoàn do suy tim cấp, ứ đọng các chất độc do suy thận cấp, và suy đa tạng ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh và hệ huyết học. Hệ quả là gây sốc và nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

2.9 Khởi phát đợt cấp của các bệnh nội khoa

Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không? Có vì viêm tụy cấp tiềm ẩn nguy cơ khiến các bệnh nội khoa đang được kiểm soát tốt bùng phát đợt cấp, bao gồm bệnh mạch vành, suy tim mạn, bệnh phổi mạn, suy thận mạn

Bệnh nhân viêm tụy cấp có tiền sử bệnh nội khoa không chỉ chịu ảnh hưởng từ biến chứng của viêm tụy mà còn bởi đợt cấp của các bệnh nội khoa khác. Điều này khiến diễn biến bệnh trở nên nặng nề hơn so với những bệnh nhân không có tiền sử bệnh nội khoa, đồng thời gia tăng thách thức trong việc điều trị.

2.10 Viêm tụy mạn

Viêm tụy mạn là hệ quả thường gặp ở những bệnh nhân tái phát viêm tụy cấp nhiều lần, đặc biệt viêm tụy cấp do rượu bia. Đối với những người nghiện rượu, nguy cơ mắc viêm tụy cấp nhiều lần trên nền nhu mô tụy bị viêm mạn tính là vô cùng cao. 

Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không? Có, vì nếu tái phát viêm tụy cấp nhiều lần sẽ dẫn đến viêm tụy mạn. Người nghiện rượu lại càng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không? Có, vì nếu tái phát viêm tụy cấp nhiều lần sẽ dẫn đến viêm tụy mạn. Người nghiện rượu lại càng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh nhân viêm tụy mạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm: rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng, dẫn đến suy kiệt, đái tháo đường do tổn thương tụy và cả ung thư tụy.

3. Bệnh viêm tụy có chữa được không và cách điều trị ra sao?

Viêm tụy cấp có thể được điều trị triệt để nếu phát hiện sớm. Điều trị sớm không chỉ mang lại hiệu quả cao hơn mà còn tiết kiệm chi phí và giúp bệnh nhân tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị viêm tụy cấp bao gồm các biện pháp giảm đau, bù dịch đầy đủ, điều trị nguyên nhân và sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể ăn trở lại sau 24 - 72 giờ. Việc theo dõi sát lượng nước tiểu, dung tích hồng cầu và nồng độ urea máu giúp xác định chính xác lượng dịch truyền cần thiết, tránh tình trạng quá nhiều dịch hoặc thiếu dịch.

Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, nếu ai đó thắc mắc bệnh viêm tụy có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Khi bị viêm cấp tính, tuyến tụy có thể gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán viêm tụy cấp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe