Viêm loét dạ dày tự khỏi được không? Điều trị và cách phòng tránh

Liệu viêm loét dạ dày tự khỏi được không là một câu hỏi được nhiều người mắc bệnh quan tâm, tuy nhiên đây là một vấn đề khá phức tạp vì có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày hay còn được biết đến với tên gọi viêm loét dạ dày tá tràng, là một tổn thương trên niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng (khu vực mà phần đầu của ruột non được kết nối với dạ dày).

Nguyên nhân chính của tình trạng loét là do axit trong dạ dày phá hủy lớp niêm mạc, thường là do nhiễm trùng hoặc sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài. Theo các nghiên cứu, khoảng 10% dân số sẽ phải đối mặt với bệnh loét dạ dày tá tràng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. 

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh cực kỳ phổ biến, khi có hơn 10% dân số mắc phải căn bệnh này.
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh cực kỳ phổ biến, khi có hơn 10% dân số mắc phải căn bệnh này.

Đối với vấn đề viêm loét dạ dày tự khỏi được không thì trong một số trường hợp bệnh có thể tự lành nhưng nhiều trường hợp khác thì không. Nếu không được điều trị, viêm loét dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng như xuất huyết nội hoặc thủng thành dạ dày. Mặc dù vết loét thuyên giảm nhưng vẫn có thể tái phát nếu không điều trị triệt để.

2. Điều trị viêm loét dạ dày  

Bệnh nhân hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe là cách tốt nhất và nhanh nhất để đảm bảo vết loét được điều trị đúng cách. Mặc dù có những biện pháp tự điều trị tại nhà nhưng nhiều vết loét sẽ không lành hoàn toàn trừ khi đối phó với nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh.  

2.1 Thuốc kháng axit  

Các loại thuốc kháng axit không kê đơn có thể giúp giảm đau do loét bằng cách làm trung hòa axit trong dạ dày, từ đó ngăn chặn axit dạ dày gây kích ứng cho vết loét. Đồng thời, bệnh nhân nên tránh thực phẩm cay, có tính axit cao và rượu, cà phê cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và cảm giác đau.  

Tuy các phương pháp điều trị tại nhà chủ yếu nhằm mục đích giảm đau nhưng đối với việc để viêm loét dạ dày tự khỏi được không thì không đủ. Vì thế bệnh nhân cần đi khám để có cái nhìn tổng thể về tình trạng bệnh của mình.

2.2 Thuốc kháng sinh

Tùy thuộc vào chẩn đoán, các bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều phương pháp điều trị cho bệnh loét dạ dày của bệnh nhân và có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori gây ra. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm: Amoxicillin, ClarithromycinMetronidazole.

Nếu dừng sử dụng thuốc trước khi liệu trình kết thúc, vi khuẩn H. pylori có thể vẫn còn tồn tại trong dạ dày, dẫn đến khả năng vết loét không lành hoàn toàn và tái phát. Khoảng 4 tuần sau khi hoàn thành liệu trình kháng sinh, người bệnh sẽ cần được kiểm tra để đảm bảo không còn vi khuẩn H. pylori nào còn tồn tại trong dạ dày. Nếu vi khuẩn này vẫn còn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh khác. 

Tuỳ thuộc vào chẩn đoán của các bác sĩ, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà nhằm giảm bớt các biến chứng.
Tuỳ thuộc vào chẩn đoán của các bác sĩ, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà nhằm giảm bớt các biến chứng.

2.3 Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cả thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton để điều trị loét dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng để điều trị vết loét gây ra bởi vi khuẩn H. pylori cũng như loét do sử dụng NSAID.  

2.4 Thuốc ức chế thụ thể H2

Các loại thuốc ức chế thụ thể H2 cũng có khả năng giảm axit dạ dày để hỗ trợ việc lành vết loét, tương tự như PPI. Mặc dù PPI thường mạnh mẽ hơn và giảm axit nhanh chóng hơn, nhưng thuốc ức chế thụ thể H2 đặc biệt có ảnh hưởng lớn vào lượng axit dạ dày được tiết ra vào buổi tối.  

Có một vài loại thuốc kháng thụ thể H2 phổ biến gồm: Famotidine, Cimetidine và Nizatidine. Thông thường, các bác sĩ không khuyến khích sử dụng cả thuốc đối kháng thụ thể H2 và PPI cùng lúc, vì có thể làm giảm hiệu quả của PPI.

3. Viêm loét dạ dày tự khỏi được không?

Trong một số trường hợp, vết loét dạ dày có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng nếu không đến bác sĩ.

Nếu loét dạ dày không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, có khả năng cao sẽ tái phát. Điều này đặc biệt đúng với các vết loét dạ dày gây ra bởi nhiễm trùng hoặc khi việc điều trị bị dừng lại trước khi hoàn tất quá trình.

Mặc dù điều trị bằng thuốc, vết loét có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để lành. Thông thường, hầu hết các vết loét sẽ lành sau khoảng 4 đến 8 tuần. Quan trọng là phải tuân thủ đúng hướng dẫn khi sử dụng thuốc.  

Sau khi hoàn thành điều trị, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm thông qua nội soi để đảm bảo vết loét đã biến mất. Nếu vết loét vẫn còn, người bệnh có thể cần phải điều trị bổ sung.

4. Tác hại của việc không điều trị viêm loét dạ dày

Nếu các triệu chứng của viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn hoặc người bệnh bắt đầu gặp các vấn đề mới, có thể đó là dấu hiệu của các biến chứng. Điều trị cho các biến chứng này thường áp dụng phương pháp phẫu thuật. 

Viêm loét dạ dày tự khỏi được không là một câu hỏi phụ thuộc khá lớn vào lối sinh hoạt và ăn uống của người bệnh.
Viêm loét dạ dày tự khỏi được không là một câu hỏi phụ thuộc khá lớn vào lối sinh hoạt và ăn uống của người bệnh.

Các biến chứng có thể phát sinh từ việc không điều trị loét dạ dày bao gồm:

  • Xuất huyết tiêu hóa có thể dẫn đến thiếu máu hoặc mất máu nghiêm trọng.
  • Xuất hiện lỗ thủng trên niêm mạc dạ dày.
  • Tắc nghẽn dạ dày, ngăn cản thức ăn đi qua phần còn lại của đường tiêu hóa.

5. Cách để phòng tránh viêm loét dạ dày

Để phòng tránh bị viêm loét dạ dày, mọi người có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng H. pylori: Mặc dù chuyên gia chưa biết chính xác về cách vi khuẩn này lây lan, người bệnh có thể giảm nguy cơ nhiễm bằng cách duy trì vệ sinh sạch sẽ và ăn chín uống sôi.
  • Thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng NSAID: Hãy cố gắng tránh sử dụng NSAID lâu dài. Nếu cần, hãy thử chuyển sang liều thấp hơn hoặc xem xét sử dụng một loại thuốc giảm đau khác không gây ra loét dạ dày.
  • Tránh uống đồ uống có cồn nếu sử dụng NSAID: Rượu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dạ dày, đặc biệt nếu người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau.

Mặc dù một vài trường hợp viêm loét dạ dày tự khỏi được không cần điều trị, nhưng phần lớn thì ngược lại. Các biện pháp tự điều trị tại nhà có thể giúp kiểm soát cơn đau nhưng nếu cơn đau của người bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc không giảm và gặp các triệu chứng như phân có máu, nôn ra máu hoặc chóng mặt, đó có thể là dấu hiệu của một biến chứng nghiêm trọng hơn. Nếu nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày, hãy đến bác sĩ để thăm khám ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe