Viêm họng dẫn đến ù tai khó chịu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể bị viêm họng nhiều lần trong đời. Ngoài các triệu chứng đặc trưng như trên, không ít người có triệu chứng ù tai khi viêm họng.

1. Vì sao viêm họng dẫn đến ù tai?

Viêm họng là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, xảy ra khi niêm mạc họng bị vi khuẩn hoặc virus tấn công. Bệnh viêm họng đặc trưng bởi các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, có thể có đờm hoặc không, cổ họng khô rát. Viêm họng là một bệnh rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể bị viêm họng nhiều lần trong đời. Ngoài các triệu chứng đặc trưng như trên, không ít người có triệu chứng ù tai khi viêm họng.


Viêm họng khiến cổ họng ngứa rát và ho nhiều
Viêm họng khiến cổ họng ngứa rát và ho nhiều

Tai-mũi- họng là các bộ phận có sự liên quan rất chặt chẽ với nhau. Họng là sự giao nhau giữa mũi và miệng, mũi thông với họng qua các vòm họng, tai thông với họng qua các lỗ vòi nhĩ nằm ở thành bên của họng mũi. Do có sự liên thông với nhau nên khi có tình trạng nhiễm khuẩn ở một bộ phận, tình trạng nhiễm trùng dễ lan từ cơ quan này sang cơ quan khác. Khi bị viêm họng, các tác nhân gây nhiễm khuẩn sẽ di chuyển lên tai thông qua liên kết giữa ống tai và họng, từ đó gây ra các bệnh lý về tai như viêm tắc vòi nhĩ, viêm tai. Ù tai là một trong những triệu chứng của các bệnh lý này.

2. Điều trị viêm họng dẫn đến ù tai như thế nào?

Ù tai là cảm giác trong tai có những tiếng ồn hoặc tiếng kêu, đây không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một bệnh nào đó. Trong trường hợp viêm họng bị ù tai, khi xảy ra hiện tượng ù tai chứng tỏ viêm họng đã ở mức độ nặng, vi khuẩn từ họng đã ảnh hưởng đến các hốc tai. Do đó, tình trạng nhiễm khuẩn tại họng cần được điều trị tích cực, nếu tiếp tục không được điều trị, viêm họng sẽ tiến triển gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa, áp xe họng sau, viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết, nhiễm trùng huyết. Khi tình trạng viêm họng được điều trị triệt để, các triệu chứng của bệnh, kể cả ù tai sẽ hoàn toàn biến mất.

Khi có các triệu chứng của viêm họng, đặc biệt là viêm họng bị ù tai, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Một số loại thuốc được chỉ định bao gồm:

● Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,... giúp giảm các triệu chứng đau rát họng, sốt do viêm họng gây ra.

Kháng sinh: các kháng sinh thường dùng là

○ Nhóm beta-lactam: Amoxicilin, Cephalexin, Cefuroxim, Amoxicillin+Acid clavuanic,..

○ Nhóm Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin,...

○ Lưu ý là viêm họng có thể do vi-rút hoặc vi khuẩn, kháng sinh chỉ có hiệu quả trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn và không có tác dụng nếu nguyên nhân bệnh do vi-rút. Do đó, người bệnh không được tự ý mua kháng sinh để điều trị. Việc kê đơn kháng sinh phải được thực hiện bởi bác sĩ, sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng xác định nguyên nhân viêm họng là do vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh không đúng có thể dẫn đến nguy cơ kháng thuốc, đây là một mối hiểm họa đối với sức khỏe cộng đồng.

● Thuốc kháng viêm: Prednisolon, Methylprednisolon,...giúp hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, giảm đau, giảm sưng tấy ở cổ họng.


Sử dụng đúng thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng đúng thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài các thuốc điều trị trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các phương pháp điều trị hỗ trợ như:

● Các kẹo ngậm chứa các hoạt chất như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn, mật ong, gừng, chanh,... có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, làm dịu các cơn ho, dịu vùng hầu họng.

● Sử dụng các bài thuốc dân gian như dùng tỏi, mật ong, uống nước gừng,... giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bệnh.

● Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối có tác dụng điều trị và phòng tránh viêm họng rất tốt.

Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh nên tăng cường chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý bổ sung thêm các thực phẩm có hàm lượng cao các vitamin A, C, D, E, kẽm, magie, rau xanh, hoa quả,...

3. Phòng ngừa viêm họng bị ù tai

Để phòng ngừa viêm họng dẫn đến ù tai và biến chứng khác của bệnh viêm họng, người bệnh nên tập cho mình các thói quen tốt để hạn chế sự xuất hiện của bệnh như:

● Giữ ấm tai-mũi-họng, vệ sinh tai-mũi-họng thường xuyên

● Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

● Đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với bụi, hóa chất

● Không để tay bẩn chạm vào mắt, mũi, miệng

● Không dùng chung đồ với người bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh

● Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất để nâng cao thể lực, sức đề kháng của cơ thể

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

BSCK II Nguyễn Văn Thái nguyên là Bác sĩ Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung Ương Huế với hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ. Hiện là Bác sĩ Tai Mũi Họng tại Phòng khám Liên Chuyên khoa thuộc Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Video đề xuất:

Nội soi tai mũi họng, điều trị viêm họng

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe