Viêm cơ tim tiến triển sau khi nhiễm đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ hay còn gọi là monkeypox, mpox, là một bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ 1 số động vật và có thể lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, sưng hạch và mệt mỏi. Các triệu chứng theo sau thường là phát ban hình thành mụn nước có vảy. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, thường lên đến 10% theo một số báo cáo (CDC Hoa kỳ).

1. Nghiên cứu về đậu mùa khỉ và bệnh viêm cơ tim

Một báo cáo mới nhất từ JACC cho thấy đậu mùa khỉ có thể dẫn đến biến chứng về tim trong một số trường hợp. Một người đàn ông 31 tuổi đã gặp biến chứng viêm cơ tim cấp 1 tuần sau khi có các triệu chứng đầu tiên của đậu mùa khỉ, anh này sau đó đã được xác nhận dương tính với đậu mùa khỉ. Một bệnh nhân đậu mùa khỉ khác cũng có bị biến chứng viêm cơ tim vào năm 2022.

2. Biến chứng viêm cơ tim 1 tuần sau khi nhiễm đậu mùa khỉ

Bệnh nhân nam 31 tuổi đến thăm khám tại phòng khám sau khi phát hiện các triệu chứng của đậu mùa khỉ như số, đau đầu, phát ban trên cơ thể. Ba ngày sau khi có kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ, bệnh nhân nhập viện cấp cứu với tình trạng đau ngực dữ dội và tê bì cánh tay trái. Các xét nghiệm cho thấy có biểu hiện tổn thương cơ tim, kết quả MRI tim thể hiện tình trạng viêm cơ tim cấp tiến triển nặng. Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhân đã vượt qua được vòng nguy hiểm và hồi phục sau 1 tuần.


Bệnh đậu mùa khỉ và viêm cơ tim có mối liên hệ với nhau
Bệnh đậu mùa khỉ và viêm cơ tim có mối liên hệ với nhau

Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp của bệnh nhân này cho thấy có mối liên quan trực tiếp giữa virus đậu mùa khỉ và các biến chứng viêm cơ tim cấp, tuy nhiên, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để làm rõ mối liên quan này. Bác sĩ điều trị và cả bệnh nhân được khuyến cáo nên lưu ý các triệu chứng đau ngực không rõ nguyên nhân, tê bì tay trái và các triệu chứng khác của viêm cơ tim đối với các trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ.

3. Mối liên quan giữa đậu mùa, đậu mùa khỉ và các vấn đề tim mạch

Đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng khá đặc thù như mụn nước có vảy, đau cơ, sốt và thường kéo dài vài tuần. Với 52.000 ca ở trên 110 quốc gia, đợt bùng phát gần đây là đợt bùng phát lớn nhất kể từ năm 1958. Với số ca bệnh lớn, đợt bùng phát này đã đem lại rất nhiều dữ liệu quý giá cho các nhà khoa học có cái nhìn hoàn thiện hơn về virus này cũng như bệnh mà nó gây ra.

Đối với viêm cơ tim, đây là một trong những biến chứng phổ biến có liên quan mật thiết đến nhiều bệnh truyền nhiễm, những nghiên cứu trong quá khứ cho thấy nhiễm virus là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm cơ tim.

Viêm cơ tim có thể là biến chứng của virus cúm, tay chân miệng, đậu mùa và cả SARS-Cov2 (Covid-19). Các bằng chứng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa virus đậu mùa và viêm cơ tim. Và vì đậu mùa khỉ có họ hàng với đậu mùa, các nhà khoa học tin rằng nó cũng gây tổn thương tim theo cách tương tự.


Viêm cơ tim là biến chứng của nhiều loại bệnh
Viêm cơ tim là biến chứng của nhiều loại bệnh

Bệnh nhân viêm cơ tim thường có các triệu chứng như sốt, lo âu, đau cơ trước khi các triệu chứng trầm trọng hơn xuất hiện. Tình trạng viêm cơ tim thường là hậu quả của sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch bệnh nhân đối với virus. Trong 1 số trường hợp, cơ tim bị viêm do virus tấn công trực tiếp, trong một số trường hợp khác, cơ tim bị viêm do phản ứng của hệ miễn dịch gây tổn thương tim.

Các nhà khoa học cho biết còn quá sớm để kết luận viêm cơ tim có phải là hệ quả trực tiếp của bệnh đậu mùa khỉ hay không, tuy nhiên, với các thông tin và nghiên cứu hiện tại, chúng ta có thể khẳng định đậu mùa khỉ và viêm cơ tiêm có liên quan mật thiết với nhau. Các khuyến cáo đã được đưa ra đến bác sĩ điều trị và bệnh nhân về những điểm cần lưu ý đối với tình trạng viêm cơ tim và các triệu chứng của nó khi điều trị đậu mùa khỉ.

Điều này cũng đặt ra câu hỏi về cách quản lý bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ để giảm nguy cơ viêm cơ tim và các biến chứng khác liên quan đến virus này. Với sự gia tăng trong số ca nhiễm đậu mùa khỉ và biến chứng viêm cơ tim liên quan đến nó, người bệnh nên cảnh giác đối với các triệu chứng viêm cơ tim và thực hiện theo dõi cùng điều trị kịp thời nếu cần thiết.


Viêm cơ tim là hậu quả của phản ứng thái quá của hệ miễn dịch
Viêm cơ tim là hậu quả của phản ứng thái quá của hệ miễn dịch

4. Tình trạng đậu mùa khỉ tại Việt Nam

Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng các ca nhiễm đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây và đã có bệnh nhân tử vong. Phần lớn bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm. Một điểm đáng chú ý là nhiều trường hợp nhiễm đậu mùa khỉ tại Việt Nam liên quan đến bệnh nhân HIV, tạo ra một tình hình đáng lo ngại, đặc biệt khi mức độ nhiễm trùng gia tăng. Trong đó, đã có trường hợp phát triển thành tình trạng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tầng sinh môn và các biến chứng khác. Đây là tình hình cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

5. Biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ

● Rửa tay thường xuyên: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Sử dụng dung dịch sát khuẩn nếu không có nước và xà phòng.

● Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh: Hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiễm đậu mùa khỉ, đặc biệt là nếu bạn có vết thương trên da.

● Sử dụng bao cao su: Nếu bạn có quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây truyền qua đường quan hệ tình dục.

● Cách ly nếu có triệu chứng: Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ như phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo sốt, nổi hạch, đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược, bạn nên tự cách ly ngay lập tức và liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn và theo dõi.

● Tuân thủ hướng dẫn của chính quyền và y tế: Theo dõi thông tin từ các cơ quan y tế và tuân thủ các biện pháp phòng tránh và hướng dẫn của chính quyền địa phương.

● Giảm tiếp xúc với động vật có thể mang bệnh: Nếu bạn sống gần vùng nơi có thông tin về đậu mùa khỉ, hạn chế tiếp xúc với động vật như sóc, các loài động vật có thể mang bệnh.

● Theo dõi diễn biến tình hình: Theo dõi tình hình dịch bệnh và thông tin từ các cơ quan y tế để nắm rõ tình hình và biện pháp phòng tránh cụ thể trong vùng bạn sống.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe