Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Vôi hóa xương khớp nói chung và vôi hóa xương nói riêng là một dạng bệnh lý của việc xương khớp bị thoái hóa. Vôi hóa xương nếu gây đau và chèn ép thần kinh cần phải được điều trị.
1. Nguyên nhân gây vôi hóa xương
Vôi hóa xương là tình trạng xương bị vôi hóa, cốt hóa. Đây cũng là một dạng bệnh lý của thoái hóa xương.
Hiện nay, nguyên nhân vì sao xương bị vôi hóa là chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể là do 2 nguyên nhân chính sau:
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, tình trạng thoái hóa xương bắt đầu diễn ra. Đặc biệt, đối với những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, vận động cơ xương nhiều, bệnh thoái hóa xương có thể diễn ra sớm hơn.
- Chấn thương: Ngoài tuổi tác, phần lớn các trường hợp vôi hóa xương là do bị chấn thương gây ra, như chấn thương tại chỗ hoặc chấn thương sọ não.
2. Điều trị vôi hóa xương
Vôi hóa xương là bệnh không thể được điều trị triệt để, các phương pháp điều trị chủ yếu là giúp giảm đau.
Nếu xương bị vôi hóa là do chấn thương, người bệnh cần được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp tập luyện. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được áp dụng nhằm phục hồi chức năng của xương khớp, tuy nhiên phương pháp này cũng góp phần làm tình trạng cốt hóa xương tiếp tục diễn ra.
Đối với trường hợp xương bị vôi hóa là do thoái hóa theo tuổi tác, việc điều trị bao gồm có sử dụng thuốc hoặc không là tùy vào bệnh đã chèn ép thần kinh và khiến người bệnh đau nhiều hay chưa.
Điều trị vôi hóa xương không dùng thuốc gồm các phương pháp:
- Tập thể thao, vận động để quá trình thoái hoá xương khớp diễn ra chậm hơn, đồng thời làm giãn các gân cơ bị vôi hóa gây đau.
- Chiếu đèn hoặc tia hồng ngoại vào những vùng bị vôi hóa để giúp giảm đau.
Điều trị vôi hóa xương dùng thuốc chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng giúp giảm đau, tuy nhiên chỉ áp dụng khi tình trạng vôi hóa khiến người bệnh bị đau nhiều và việc điều trị không dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Trong dùng thuốc giảm đau, người bệnh cần đặc biệt lưu ý không lạm dụng vì các loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Bị vôi hóa xương có thể là do gặp chấn thương, hoặc do lớn tuổi, thoái hóa xương khớp. Bệnh không thể điều trị triệt để, người bệnh được chỉ định dùng thuốc nếu bệnh gây đau nhiều, đồng thời cần chăm tập luyện vận động để phòng ngừa và giúp giảm đau.
Hiện nay, nguyên nhân vì sao xương bị vôi hóa là chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể là do 2 nguyên nhân chính sau:
- Tuổi tác
- Chấn thương: Bị chấn thương gây ra, như chấn thương tại chỗ hoặc chấn thương sọ não.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị vôi hóa xương thì người bệnh cần khám ngay vì thường bệnh biểu hiện khi đã âm thầm trước đó rồi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.