Vì sao vacxin cần bảo quản lạnh?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Lưu trữ và bảo quản vacxin đúng cách đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Đảm bảo chất lượng vacxin chính là trách nhiệm chung của rất nhiều người, từ khi vắc-xin được sản xuất cho đến khi được tiêm vào cơ thể.

1. Các nguyên tắc về bảo quản vacxin

Vấn đề bảo quản vacxin có tầm quan trọng tương đương với ý thức sử dụng vacxin để phòng ngừa bệnh tật. Những thành công của trong việc nỗ lực chống lại các bệnh tật có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin một phần là nhờ vào công tác lưu trữ và đảm bảo chất lượng vacxin. Theo đó, khi vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài phạm vi được đề xuất có thể làm giảm hiệu lực và thậm chí gây nguy hại. Những lỗi lầm trong bảo quản vacxin có thể gây hậu quả tốn kém về chi phí, gây mất niềm tin của bệnh nhân. Lúc này, nếu không tiêm phòng còn hơn là sử dụng một liều vacxin được bảo quản vacxin sai quy định.

Trong thực tế, vắc xin phải được lưu trữ đúng cách kể từ khi được sản xuất cho đến khi được sử dụng. Toàn bộ quá trình này gọi là “dây truyền bảo quản lạnh - Cold chain”, trong đó, một “dây truyền bảo quản lạnh ” chuẩn là kiểm soát nhiệt độ của môi trường xung quanh vacxin luôn ổn định theo đúng quy định. Lý do vì sao vacxin cần bảo quản lạnh là vì hầu hết các vắc-xin sống chỉ chịu được nhiệt độ đóng băng nhưng tình trạng sẽ xấu đi nhanh chóng sau khi chúng được đưa ra bỏ khỏi chuỗi lạnh hay tiếp xúc với ánh sáng. Bên cạnh đó, vắc-xin bất hoạt cũng có thể bị hỏng do tiếp xúc với nhiệt độ cao hay bị dao động nhiệt độ.


Bảo quản vacxin tốt giúp giảm chi phí và giữ được nguyên chất lượng
Bảo quản vacxin tốt giúp giảm chi phí và giữ được nguyên chất lượng

2. Các thiết bị dùng để bảo quản vacxin

Tủ đông

Tất cả các vắc-xin chứa mầm bệnh thủy đậu nên được lưu trữ trong trạng thái đóng băng liên tục tại nhà sản xuất cho đến khi dùng. Theo đó, tất cả các vacxin như VAR, Varivax; ZOS, Zostavax và MMRV, ProQuad nên được lưu trữ giữa khoảng nhiệt từ -50°C và -15°C.

Vắc-xin sởi, quai bị, rubella (MMR) có thể được lưu trữ hoặc trong tủ đông hoặc tủ lạnh.

Tủ lạnh

Tất cả các vắc-xin bất hoạt đều được yêu cầu lưu trữ tủ lạnh với nhiệt độ từ 2°C đến 8°C, nhiệt độ trung bình mong muốn là 5°C.

Ngoài ra, các vắc-xin sống giảm độc cũng phải được giữ trong nhiệt độ tủ lạnh như cúm (LAIV, FluMist); rotavirus (RV1, Rotarix và RV5, RotaTeq); thương hàn (Ty21-A, V Pivotif) và sốt vàng da (YF-Vax).


Hình ảnh tủ lạnh để bảo quản vacxin
Hình ảnh tủ lạnh để bảo quản vacxin

3. Cách theo dõi môi trường bảo quản vacxin

Sử dụng nhiệt kế

Nhiệt kế là một thiết bị dùng để theo dõi môi trường bảo quản vacxin. Tủ đông và tủ lạnh hoặc trong mỗi ngăn nên có nhiệt kế riêng.

Trên mỗi nhiệt kế, không chỉ thông số nhiệt độ được ghi nhận mà còn có nhiều thông số kỹ thuật khác cũng cần quan tâm như độ ẩm, mức độ an toàn sinh học, ngày tháng năm, thời gian trong ngày,...


Nhiệt kế giúp theo dõi môi trường bảo quản vacxin
Nhiệt kế giúp theo dõi môi trường bảo quản vacxin

Kiểm soát nhiệt độ

Theo dõi nhiệt độ thường xuyên là rất quan trọng đối với việc đảm bảo chuỗi lạnh thích hợp. Trong công tác quản lý chuỗi lạnh, nhiệt độ trong cả tủ đông và tủ lạnh nên được ghi nhận hai lần mỗi ngày, một lần trong buổi sáng bắt đầu giờ làm việc và một lần vào cuối ngày làm việc, đồng thời với tên nhân viên phụ trách.

Một tấm bản ghi nhiệt độ nên được đăng trên cửa của tủ đông hay tủ lạnh. Nếu đọc thấy nhiệt độ thực sự nằm ngoài khoảng quy định thì cần nhanh chóng kiểm tra lại chất lượng vacxin theo quy trình có sẵn. Các bản ghi nhiệt độ này cần lưu trữ lại trong ít nhất 3 năm, nhằm phục vụ bằng chứng cho các điều tra về sau.

Bản thân nhiệt kế và quy trình theo dõi nhiệt độ cũng cần được kiểm tra và tập huấn thường xuyên. Nếu có sai sót không thể chỉnh sửa hay thời gian sử dụng của nhiệt kế và cả tủ đông, tủ lạnh vượt quá tuổi thọ cho phép thì cần thu hồi để tân trang hoặc thay thế mới.

4. Cách bảo quản một số loại vacxin đang lưu hành

Loại vacxin Nơi lưu trữ Khoảng nhiệt độ
Các loại vacxin DTaP
(DTaP-Hep B-IPV – Pediarix, DTaP-IPV – KINRIX, DTaP-Hib-IPV – Pentacel
Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
Hib vaccines (PedvaxHIB and
Comvax, ActHIB, Hiberix)
Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
Hep A: Havrix, VAQTA
Hep B: Engerix-B,
Recombivax HB HepA-Hep B: Twinrix
Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
Gardasil Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
LAIV:
FluMist
Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
IIV Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
MMR Tủ lạnh
Hoặc tủ đông
-50°C to +8°C
Vacxin phế cầu, Menveo and Menactra Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
MPSV4: Menomune Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
PCV13: Prevnar 13
PPSV23: Pneumovax 23
Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
IPV: IPOL Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
RV1: ROTARIX or RV5: RotaTeq Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
Td: DECAVAC DT: Diphtheria and Tetanus Toxoid and Tdap: Tdap: Adacel, Boostrix Tủ lạnh
Không được đông lạnh hay tiếp xúc với nhiệt độ đông lạnh
2°C–8°C
VAR: Varivax (chickenpox) zoster/thủy đậu) Tủ đông
Vacxin có thể bảo quản chỉ trong tủ đông hay tủ đông/tủ lạnh với yêu cầu cần phải ngay cách nghiêm ngặt.
-50°C to -15°C
MMRV: ProQuad Tủ đông
Vacxin có thể bảo quản chỉ trong tủ đông hay tủ đông/tủ lạnh với yêu cầu cần phải ngay cách nghiêm ngặt.
-50°C to -15°C
Zostavax (herpes zoster hay zona) Tủ đông
Vacxin có thể bảo quản chỉ trong tủ đông hay tủ đông/tủ lạnh với yêu cầu cần phải ngay cách nghiêm ngặt.
-50° to -1​5°C

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe