Hướng dẫn quản lý vắc-xin khoa học

Vắc-xin được quản lý đúng cách sẽ đảm bảo việc tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Phụ huynh/người giám hộ của trẻ, người tiêm chủng cần tìm hiểu về quy trình quản lý vắc xin để phối hợp tốt với nhân viên y tế trước trong và sau khi tiêm.

1. Quản lý vắc-xin là gì?

Quản lý vắc-xin đóng vai trò quan trọng góp phần vào mức độ thành công của chương trình tiêm chủng, có tác dụng đảm bảo tiêm chủng an toàn và hiệu quả nhất. Quản lý vắc-xin nên kết hợp giữa chương trình hướng dẫn thực hành vắc xin với các tiêu chuẩn quản lý thuốc và hướng dẫn từ nhà sản xuất vắc-xin.

Để vắc-xin được sử dụng an toàn, nhân viên y tế cần tuân thủ những điều sau:

  • Đúng bệnh nhân
  • Đúng loại vắc-xin
  • Đúng thời gian (bao gồm tuổi tác, khoảng cách giữa các lần tiêm, tiêm vắc-xin còn hạn sử dụng)
  • Đúng liều lượng
  • Đúng đường tiêm (loại bơm tiêm và kỹ thuật tiêm)

Vắc-xin cần được sử dụng đúng đối tượng đúng cách và đúng liều
Vắc-xin cần được sử dụng đúng đối tượng đúng cách và đúng liều

2. Đào tạo cán bộ quản lý vắc-xin

Quản lý vắc-xin không đúng cách có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch với vắc-xin. Do đó, nhân viên y tế cần được đào tạo toàn diện về quản lý vắc-xin. Một số ví dụ về đào tạo cán bộ có thể được áp dụng như đào tạo dựa trên năng lực nên được tích hợp vào các chương trình giáo dục nhân viên (định hướng nhân viên mới, đào tạo nhân viên hàng năm). Nhân viên nên được đào tạo liên tục để bắt kịp các kỹ năng mới, đặc biệt nắm bắt được các khuyến nghị về quản lý vắc xin mới được cập nhật.

Để đảm bảo các chính sách và thủ tục được tuân thủ, người quản lý cần kiểm tra, giám sát nhân viên thường xuyên. Các khóa đào tạo cũng nên được áp dụng với nhân viên y tế tạm thời để đáp ứng nguồn nhân lực trong thời gian thiếu nhân viên hoặc thời gian cao điểm như mùa cúm.

3. Quản lý vắc-xin trước khi tiêm chủng

  • Quản lý lịch sử tiêm chủng đầy đủ cho người nhận vắc-xin trong mỗi lần đến khám tiêm chủng.
    • Chỉ chấp nhận hồ sơ bằng văn bản, ghi rõ ngày tháng (ngoại trừ vắc-xin cúm và trường hợp tự báo cáo)
    • Căn cứ vào lịch tiêm phòng được khuyến nghị, tuổi tác, bệnh tật để xác định mức độ cần thiết của vắc-xin
  • Sàng lọc các chống chỉ định, sử dụng biện pháp phòng ngừa trước khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào
  • Thảo luận về lợi ích và rủi ro của vắc-xin có thể phòng ngừa bằng các dữ liệu đáng tin cậy
  • Cung cấp các hướng dẫn chăm sóc người bệnh

Người tiêm được theo dõi bằng sổ hoặc phiếu tiêm chủng
Người tiêm được theo dõi bằng sổ hoặc phiếu tiêm chủng

4. Quản lý vắc-xin trong khi tiêm chủng

  • Chú ý về tuổi tác và các giai đoạn phát triển của người tiêm
  • Khuyến khích sự hợp tác của người tiêm chủng, phụ huynh/người giám hộ của trẻ
  • Sử dụng các chiến lược tiêm chủng để quá trình tiêm trở nên nhẹ nhàng hơn:
    • Thái độ tích cực
    • Giọng nói nhẹ nhàng, bình tĩnh
    • Giao tiếp bằng mắt
    • Giải thích lý do tại sao cần tiêm chủng
    • Trả lời trung thực về những lợi ích mà vắc-xin mang lại

5. Theo dõi người bệnh như thế nào sau khi tiêm chủng?

  • Khuyến khích cha mẹ/người giám hộ giữ trẻ cẩn thận
  • Cho trẻ ngồi tiêm thay vì nằm tiêm
  • Cảnh giác với tình trạng ngất
    • Bệnh nhân nằm hoặc ngồi im trong thời gian tiêm chủng
    • Theo dõi các dấu hiệu xảy ra trước khi ngất
    • Nếu người nhận ngất xỉu, nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp chăm sóc hỗ trợ và bảo vệ người tiêm khỏi chấn thương
    • Quan sát người nhận (ngồi hoặc nằm) trong ít nhất 15 phút sau khi tiêm chủng

Khu theo dõi sau tiêm chủng
Khu theo dõi sau tiêm chủng

6. Các biện pháp giảm đau sau tiêm chủng

Giảm đau cho trẻ sau khi tiêm chủng bằng cách:

  • Cho trẻ bú

Cho trẻ bú sữa mẹ đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau đối với trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Yếu tố làm giảm đau có thể là trẻ được ôm, tiếp xúc da kề da, sữa có vị ngọt và thực hiện hành động mút tay. Có thể cho trẻ bú trước, trong và sau khi tiêm. Mẹ nên chú ý cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách. Cho con bú bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức không có tác dụng giảm đau, mà chỉ có thể cho con bú trực tiếp vú mẹ.

  • Cho trẻ ăn đồ ngọt

Các loại thức uống ngọt có tác dụng giảm đau đối với trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Biện pháp này được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ trong khi tiêm chủng. Đã có một nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống uống một vài muỗng nước đường trước tiêm vắc-xin. Ho, sặc có thể xảy ra dưới 5% trẻ được tiêm chủng.

Rút bơm trước khi tiêm và tiêm thuốc chậm là những kỹ thuật tiêm chưa được đánh giá một cách khoa học. Rút bơm tiêm được khuyến nghị vì lý do an toàn và tiêm thuốc chậm có tác dụng giảm đau do giảm căng cơ đột ngột. Hầu hết các điều dưỡng được dạy hút để đảm bảo không có máu trong bơm tiêm trước khi tiêm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thủ thuật này là không cần thiết do chưa có ca tiêm chủng nào được ghi nhận có phản ứng thuốc. Một nghiên cứu năm 2007 ở Canada đã so sánh phản ứng đau của trẻ sơ sinh được tiêm chậm, hút và rút bơm tiêm chậm với một nhóm khác được tiêm nhanh, không hút và rút bơm tiêm nhanh. Dựa trên thang điểm đau, hành vi và thị giác, nhóm được tiêm vắc-xin nhanh, không hút và rút bơm tiêm nhanh ít đau hơn. Không có ca tiêm chủng nào xảy ra tác dụng phụ được báo cáo với cả hai kỹ thuật tiêm.


Nhân viên y tế thực hiện kỹ thuật tiêm chính xác
Nhân viên y tế thực hiện kỹ thuật tiêm chính xác

  • Thứ tự tiêm (Tiêm liều vắc-xin gây đau nhất sau cùng)

Đa số trẻ cần tiêm 2 mũi trở lên trong mỗi lần đi tiêm chủng. Một số loại vắc-xin gây ra cảm giác đau nhiều hơn các loại vắc-xin khác. Bởi vì cảm giác đau tăng lên sau mỗi lần tiêm, nên thứ tự tiêm vắc-xin có ảnh hưởng đến cảm giác đau tổng thể.

Một số loại vắc-xin có thể gây ra cảm giác đau đớn khi tiêm như vắc-xin sởi, quai bị, rubella (MMR)vắc-xin papillomavirus ở người (HPV). Những mũi tiêm gây đau kéo dài (MMR, PCV13 và HPV) nên được sắp xếp tiêm riêng.

  • Kích thích xúc giác tại vị trí tiêm (chà nhẹ gần chỗ tiêm trước và trong khi tiêm)

Chà nhẹ vùng da gần vị trí tiêm trước và trong quá trình tiêm có tác dụng giảm đau ở trẻ lớn (4 tuổi trở lên) và người lớn. Cơ chế giảm đau được cho là do khi ta chà nhẹ vào vùng da tiêm, cảm giác đó sẽ lấn át cảm giác đau của mũi tiêm.

  • Làm trẻ mất tập trung

Phân tán sự tập trung ở trẻ em đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và giảm đau trong quá trình tiêm. Bác sĩ có thể phối hợp với phụ huynh, sử dụng các biện pháp để giảm sự chú ý của trẻ đến động tác tiêm (nói chuyện với trẻ, làm trò hài hước). Các hành động khác (trấn an, xin lỗi) lại làm tăng cảm giác đau ở trẻ. Phụ huynh nên được khuyến khích sử dụng các biện pháp giảm phân tâm cho trẻ và được hướng dẫn sử dụng đúng thời điểm (chơi nhạc, sách, giả vờ thổi bay cơn đau,v.v).


Phân tán sự tập trung của trẻ
Phân tán sự tập trung của trẻ

  • Sử dụng thuốc gây tê

Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ có thể được áp dụng để giảm đau tại chỗ tiêm. Điển hình là nhũ tương 5% capocaine-prilocaine (lứa tuổi sử dụng được khuyến nghị theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm). Những thuốc giảm đau này thường cần được áp dụng trước tiêm 20 đến 60 phút (tùy theo sản phẩm) để có hiệu quả.

7. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm vắc-xin

  • Vệ sinh tay được thực hiện:
    • Trước khi chuẩn bị vắc-xin
    • Giữa các bệnh nhân
    • Bất cứ thời điểm nào khi tay bị bẩn
  • Không cần dùng găng tay khi tiêm vắc-xin trừ khi người tiêm vắc-xin có khả năng tiếp xúc với chất dịch có nguy cơ gây truyền nhiễm hoặc có vết thương hở trên tay
    • Nếu đeo găng tay, nên thay đổi và vệ sinh tay giữa các bệnh nhân
  • Xử lý dụng cụ tiêm
    • Đặt ống tiêm và kim tiêm đã sử dụng (không cắt hoặc tách rời kim khỏi ống tiêm) trong hộp đựng vật sắc nhọn
    • Các lọ vắc-xin rỗng hoặc hết hạn sử dụng không được sử dụng để tiêm chủng

Trước khi tiêm chủng, tay cần được vệ sinh theo đúng quy định
Trước khi tiêm chủng, tay cần được vệ sinh theo đúng quy định

8. Các thao tác chuẩn bị vắc-xin trước tiêm

  • Lựa chọn dụng cụ tiêm
    • Sử dụng ống tiêm vô trùng 1 ml hoặc 3 ml riêng biệt cho mỗi lần tiêm
    • OSHA yêu cầu các thiết bị tiêm được thiết kế an toàn để giảm nguy cơ chấn thương và truyền bệnh
    • Một số ống tiêm và kim tiêm được đóng gói có ngày hết hạn
    • Chọn một kim vô trùng riêng cho mỗi lần tiêm dựa trên đường tiêm, kích cỡ cơ thể và kỹ thuật tiêm
  • Kiểm tra vắc-xin
    • Kiểm tra chất lượng vắc-xin và lọ pha loãng vắc-xin
    • Kiểm tra ngày hết hạn; không bao giờ tiêm vắc-xin và chất pha loãng hết hạn
    • Sử dụng chất pha loãng phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất
    • Lắc kỹ để hòa tan vắc-xin
    • Kiểm tra vắc-xin xem có đổi màu, kết tủa hay không trước khi tiêm
  • Kiểm tra bơm tiêm
    • Tháo nắp bơm và pha loãng vắc-xin đúng cách ngay trước khi tiêm
    • Lọ đơn liều chỉ được sử dụng cho một lần duy nhất
    • Vắc-xin được rút ra khỏi bơm tiêm chỉ được sử dụng trong thời gian giới hạn theo quy định của nhà sản xuất
    • Bơm tiêm sau khi được sử dụng cần được bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn

Kiểm tra vắc-xin trước khi tiêm
Kiểm tra vắc-xin trước khi tiêm

Lưu ý:

  • Không được kết hợp các loại vắc-xin vào một lần tiêm trừ khi được FDA chấp thuận
  • Không được chuyển vắc-xin từ ống tiêm này sang ống tiêm khác
  • Không được rút một phần vắc-xin từ các lọ riêng biệt để có được một liều đầy đủ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin cũng như quy trình thực hiện, bởi:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Đăng ký tiêm chủng tại trung tâm vắc-xin Vinmec
Đăng ký tiêm chủng tại trung tâm vắc-xin Vinmec

  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bên cạnh đó Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe