Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, cho trẻ ngủ riêng là một biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ, nhờ đó trẻ phát triển toàn diện nhất.
1. Vì sao nên cho trẻ ngủ riêng?
Việc cho trẻ ngủ riêng mang lại nhiều lợi ích tới sức khỏe của trẻ, bố mẹ và hình thành những thói quen tốt cho con. Những lợi ích mang lại khi cho trẻ ngủ riêng bao gồm:
- Giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh: Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, những ca đột tử ở trẻ sơ sinh có tới hơn 1 nửa trong số đó là do bị mẹ đè lên gây ngạt thở.
- Trẻ dễ dàng ngủ hơn: Khi ngủ chung với cha mẹ, trẻ có thể tự hình thành một số thói quen không tốt như đòi ăn lúc nửa đêm, quấy khóc nhiều và do đó trẻ khó vào giấc ngủ hơn, khó tự ngủ lại nếu tỉnh dậy vào ban đêm. Trẻ ngủ cùng bố mẹ bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi của bố mẹ hay thói quen ngủ muộn của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tới con. Nếu trẻ tự ngủ trẻ hình thành những thói quen tốt giúp trẻ tự ru mình vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc và ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.
- Cho trẻ ngủ riêng giúp trẻ tăng tính tự lập khi còn nhỏ, trẻ tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ để có thể ngủ được.
- Tránh những tác động tiêu cực tới tâm lý của trẻ: Nếu trẻ ngủ chung với bố mẹ tới khi lớn, nếu trẻ tỉnh dậy khi đang ngủ có thể gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ như bố mẹ có quan hệ tình dục hoặc bố mẹ cãi cọ, có những hành vi bạo lực gia đình. Những tình huống đó có thể xảy ra và làm chấn động tới tâm lý của trẻ.
- Bố mẹ sẽ có đời sống riêng, có không gian thể hiện tình cảm cá nhân duy trì hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ có giấc ngủ ngon hơn vì không phải mỗi đêm thức dậy ru trẻ hoặc đáp ứng những nhu cầu không cần thiết của trẻ.
2. Khi nào nên cho trẻ ngủ riêng?
Việc chọn thời điểm cho trẻ ngủ riêng cũng tùy thuộc vào từng trẻ, có thể bắt đầu sớm nếu trẻ hợp tác. Theo nghiên cứu thì không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn là sau 3 tuổi vì thời điểm này trẻ đã có khả năng phân biệt được giới tính. Ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng còn gặp phải nhiều phản đối, nên đối với môi trường ở Việt Nam thì việc tách trẻ ngủ riêng có thể làm trẻ lo lắng, sợ hãi nhưng bố mẹ nên thuyết phục và trấn an con để con có thể tự ngủ riêng khi trẻ được từ 4-6 tuổi.
Thời gian cho trẻ ngủ riêng sớm nhất là có thể bắt đầu từ khi trẻ được từ 4-6 tuần tuổi, lúc này cha mẹ có thể để con ngủ riêng trong nôi, nhưng phải đảm bảo theo dõi và kiểm soát để cho con được sự an toàn nhất có thể.
3. Cách tập cho con ngủ riêng
Khi cho con tập ngủ riêng bạn có thể thực hiện theo các giai đoạn để trẻ làm quen dần với việc phải ngủ xa bố mẹ:
- Giai đoạn đầu: Đầu tiên nên bắt đầu bằng việc cho trẻ ngủ riêng một chỗ nhưng ở gần ngay nơi ngủ của bố mẹ. Bố mẹ cần ở ngay cạnh để quan sát và chú ý sự an toàn của con. Ngoài ra để tránh trẻ sợ hãi khi cảm giác bị bỏ một mình, ảnh hưởng không tốt tới trẻ.
- Giai đoạn 2: Khi trẻ đã dần chấp nhận việc phải ngủ một mình, thời gian chuyển tiếp qua giai đoạn này của mỗi trẻ khác nhau. Tiếp đó bố mẹ nên để một màn che giữa chỗ ngủ của bố mẹ và con.
- Giai đoạn 3: Nên động viên, thuyết phục trẻ ngủ riêng một phòng.
Nói chung việc cho trẻ ngủ riêng không cần quá nhanh, nên quan tâm đến cảm nhận của trẻ. Và đặc biệt luôn luôn nhớ quan sát trẻ để tạo được môi trường an toàn nhất có thể.
4. Những lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng
- Bố mẹ nên tạo một không gian và các vật dụng thực sự an toàn cho trẻ. Khi trẻ ngủ riêng nên sử dụng các loại chăn mềm mại tránh trẻ bị nghẹt thở khi ngủ, nên để tấm che chắn quanh giường cho trẻ để đảm bảo an toàn nhất là với trẻ dưới 3 tuổi.
- Không nên ép buộc con ngủ riêng khi cảm thấy con chưa thực sự sẵn sàng, thường xuyên thuyết phục con những điều thú vị khi ngủ riêng để con dần cảm thấy hứng thú với việc ngủ riêng hơn.
- Nếu trẻ phải ngủ riêng khi sắp có em thì bố mẹ nên tế nhị chia sẻ với con. Đừng để con cảm thấy bị bỏ rơi vì bố mẹ đã có em bé, điều này gây tổn thương sâu sắc tới tâm lý của trẻ. Dẫn tới việc trẻ không thích em, không thích gần gũi em, có khi có những hành vi bạo lực với em bé.
Một số trường hợp không nên để trẻ ngủ riêng:
- Điều kiện sức khỏe của trẻ có bất thường: Trẻ sinh ra với thể trạng không bình thường, có thể mắc bệnh một số bệnh nguy hiểm, cần được chăm sóc toàn diện của bố mẹ.
- Trẻ chưa sẵn sàng với việc ngủ riêng.
- Điều kiện gia đình chưa phù hợp với việc ngủ riêng như chưa thể tạo một môi trường thoải mái và an toàn cho trẻ thì không nên để trẻ ngủ riêng. Vì hơn hết sự an toàn và sức khỏe của trẻ là quan trọng nhất.
Cho trẻ ngủ riêng từ sớm mang lại nhiều lợi ích nhưng trẻ luôn phải ngủ trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Mỗi trẻ một tâm lý và tính cách riêng biệt nên bố mẹ không cần quá căng thẳng, hãy kiên trì thuyết phục con chứ không nên ép buộc con làm theo ý của bố mẹ.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong