Ăn kẹo sâu răng là một nhận định chưa chính xác. Sự thật là khi bé ăn kẹo, vi khuẩn thường trú trong miệng bắt đầu tiêu thụ kẹo và tạo ra axit dưới dạng sản phẩm. Axit này làm tan lớp men răng, trong khi men răng sữa của trẻ vốn rất mềm và mỏng hơn răng vĩnh viễn, hệ quả là dẫn đến sâu răng. Như vậy, chính sản phẩm của vi khuẩn khi ăn kẹo mới làm tổn thương răng và gây sâu răng.
1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là những lỗ trên răng có thể phát triển lớn hơn nếu không được điều trị. Những vùng bị hư hỏng vĩnh viễn này xảy ra trên bề mặt của răng. Sâu răng được tạo ra khi có sự phá hủy men răng do sâu răng.
Sâu răng có thể gây ra cảm giác vô cùng đau đớn. Bên cạnh đó, cảm giác răng ê buốt khi ăn, uống thứ gì đó quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể là một dấu hiệu gợi ý sâu răng. Các lỗ sâu răng đôi khi có thể nhìn thấy trên răng. Tuy nhiên, ngay từ khi có cảm giác đau khi ăn nhai, người bệnh cần đến nha sĩ để kiểm tra và can thiệp sớm, trước khi sâu răng lan rộng thêm.
Khi vi khuẩn, được gọi là mảng bám, hình thành trên răng, đây là yếu tố thuận lợi gây sâu răng. Trẻ em và người lớn trên 50 tuổi đặc biệt dễ bị sâu răng, nhất là khi có thói quen ăn ngọt và hành vi vệ sinh răng miệng kém.
2. Vì sao ăn kẹo sâu răng?
Ăn đồ ngọt nói chung, kẹo nói riêng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát nên thường xuyên được cảnh báo. Kẹo có thể có nhiều dạng, từ kẹo mút, kẹo cứng cho đến kẹo cao su, đều chứa một lượng đường đáng kể. Đường, mặc dù thường là một thành phần có thể gây sâu răng, nhưng không phải là gốc rễ thực sự của vấn đề. Thay vào đó, vi khuẩn mới là nguyên nhân thực sự cuối cùng hình thành các khoang trống trên bề mặt răng.
Sau khi tiêu hóa đường, hay thành phần hóa học là carbohydrate, một mảng bám từ hỗn hợp vi khuẩn và nước bọt có thể hình thành trong miệng. Nếu mảng bám tích tụ theo thời gian, vi khuẩn và nước bọt sẽ gây sâu răng từ quá trình bào mòn men răng. Các lỗ nhỏ trên răng là giai đoạn đầu tiên của sâu răng.
Những lỗ nhỏ trên men răng có thể gây ra thiệt hại rất lớn. Mảng bám răng là một hỗn hợp axit và vi khuẩn mạnh đến mức nó có thể ăn qua các lớp khác của răng. Tủy răng bao gồm các mạch máu và dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tủy răng bị tổn thương, xương nâng đỡ răng có thể gây ê buốt.
Nhiều loại thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày có chứa carbohydrate nhưng quan điểm “kinh điển” vẫn là ăn kẹo sâu răng. Đường trong kẹo có thể giúp sản sinh vi khuẩn trong miệng nhưng cuối cùng chính khả năng ẩn náu của vi khuẩn mới có ý nghĩa tăng khả năng bị sâu răng. Chính vì mảnh kẹo thường nhỏ và có thể khó lấy nếu bị kẹt trong kẽ răng nên khả năng gây sâu răng do kẹo là nhiều hơn cả.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm có lượng đường tương tự đều có thể gây sâu răng, nhưng tỷ lệ ít gặp hơn chỉ đơn giản là do hình thức của nó. Sữa chua, kem và nhiều loại trái cây có thể dễ dàng rửa sạch bằng nước để loại bỏ thức ăn bám trên răng. Thậm chí các viên ngậm bạc hà giúp miệng thơm tho cũng có khả năng bị kẹt giữa các rãnh và khoảng trống khó tiếp cận. Do đó, nếu không có kỹ thuật đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách, kẹo có thể ở giữa các kẽ răng trong nhiều ngày trước khi cuối cùng tan biến. Sự tích tụ của mảng bám từ kẹo này có thể dễ dàng gây sâu răng theo thời gian.
Bên cạnh đó, hàm răng ở trẻ nhỏ, vốn là răng sữa có lớp men mỏng, mềm hơn so với răng vĩnh viễn nên bé ăn kẹo bị sâu răng là điều thường xuyên xảy ra.
3. Cách phòng ngừa ăn kẹo sâu răng như thế nào?
Các thông tin chi tiết về cách tránh sâu răng khi ăn thực phẩm có đường như sau:
- Hiểu khả năng nhạy cảm răng với sâu răng
Nhiều phòng khám nha khoa hiện nay có khả năng kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn gây sâu răng trên răng bằng cách sử dụng thử nghiệm nhạy cảm với sâu răng CariScreen. Nếu chỉ số kiểm tra ở mức cao, việc ăn đường có thể có nghĩa là răng dễ tiếp xúc với nhiều axit hơn so với người có giá trị kiểm tra thấp.
Đây là cơ sở để các nha sĩ có thể đề xuất các cách giúp giảm số lượng vi khuẩn xấu trên răng. Ví dụ: Chú ý các thành phần trong chế độ dinh dưỡng hay sử dụng kem đánh răng chuyên biệt phòng ngừa sâu răng.
- Giới hạn tần suất ăn vặt
Mỗi khi ăn uống, nồng độ pH trong miệng sẽ giảm xuống, trở nên có tính axit hơn. Đây là điều kiện không tốt cho men răng khi các vi khuẩn liên quan đến sự hình thành lỗ sâu răng rất thích và phát triển mạnh trong điều kiện có tính axit. Đồng thời, axit cũng có thể hòa tan các khoáng chất ra khỏi men răng, tạo những điểm yếu cho vi khuẩn dễ dàng tấn công.
Chính vì vậy, mỗi khi ăn, răng sẽ phải tiếp xúc với axit và phản ứng khử khoáng tại chỗ trên răng kết hợp với nước bọt là cơ chế tự nhiên giúp chống lại sự tấn công của axit này. Tuy nhiên, một hàm răng khỏe mạnh chỉ có thể trung hòa số lần tiếp xúc với axit là từ 4 - 5 lần mỗi ngày trước khi bị quá tải phản ứng khử khoáng. Do đó, nếu một người ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên hoặc ăn nhẹ suốt cả ngày, nước bọt sẽ không thể tự đạt được mức cân bằng tự nhiên. Các vi khuẩn ưa axit sinh sôi nảy nở, vi khuẩn khỏe mạnh chết đi và các khoáng chất hòa tan ra khỏi men răng không có cơ hội bám lại trong men răng. Vì vậy, ăn liên tục sẽ đe dọa sức khỏe men răng.
- Chọn đúng loại kẹo
Một số loại kẹo có thể an toàn cho sức khỏe răng miệng hơn những loại khác. Nên tránh những loại kẹo tan chậm, dính hoặc có chứa thêm axit như một phần công thức của chúng. Thay vào đó, hãy chọn kẹo không có axit bổ sung hoặc tránh tiếp xúc lâu dài trong miệng. Ví dụ, sô cô la có thể là một lựa chọn tốt hơn một loại kẹo trái cây chứa axit citric.
Bên cạnh đó, xylitol (một chất làm ngọt tự nhiên không có dinh dưỡng) đã được chứng minh là hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại sâu răng. Cơ chế là khi vi khuẩn không lành mạnh ăn xylitol nhưng không thể sử dụng nó để làm năng lượng. Do đó, kẹo cao su Xylitol được xem là có thể chống sâu răng.
- Thiết lập thói quen lành mạnh sau khi ăn
Sau mỗi bữa ăn, mỗi người cần có một thói quen lành mạnh nếu muốn duy trì nụ cười không bị sâu răng. Đảm bảo hàm răng được sạch sẽ sau khi ăn, nhưng không chà mạnh vào men răng hiện đang bị suy yếu do axit tấn công. Theo đó, nên chờ để chải răng cho đến khi các khoáng chất có cơ hội bám lại trên men răng, ít nhất là 30 phút sau ăn.
Thay vào đó, súc miệng bằng nước lã sau khi ăn để giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và chống lại axit mảng bám mà không làm hỏng men răng. Ngoài ra, nước súc miệng điều chỉnh độ pH hoặc thuốc xịt miệng có thể giúp ích nhiều hơn cần thêm biện pháp tức thời giúp bảo vệ khỏi sâu răng.
- Tránh ăn trước khi đi ngủ
Nếu không có thói quen ăn vặt thì cách thức này sẽ dễ dàng thực hiện. Việc ăn khuya trước khi đi ngủ gây ra mối đe dọa lớn đối với men răng, nhất là khi kết hợp với việc không đánh răng. Vì nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng khỏi bị tổn hại, do đó việc ăn uống trước khi đi ngủ sẽ khiến tiết nước bọt giảm, tăng nguy cơ răng bị tổn thương.
Hơn nữa, nếu ăn ngay trước khi đi ngủ, ngay cả khi đó là một bữa ăn thông thường, nguy cơ nước bọt không tái cân bằng đầy đủ môi trường miệng và vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng tăng lên gây sâu răng. Do đó, cần ăn sớm để môi trường miệng có thời gian điều chỉnh, không dưới 30 phút.
Tóm lại, thực phẩm ăn vào không hoàn toàn ảnh hưởng đến tình trạng và chất lượng sức khỏe răng miệng mà cách chăm sóc răng mới quyết định điều đó. Như vậy, ăn kẹo sâu răng là suy nghĩ không còn phù hợp khi ăn các loại thực phẩm lành mạnh mà không vệ sinh răng sau ăn đúng cách. Do đó, mỗi người, ngay cả trẻ nhỏ, để tránh nguy cơ sâu răng, cần xây dựng và duy trì thói quen chải răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa, thăm khám nha sĩ mỗi sáu tháng để có một hàm răng khỏe đẹp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.