Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Nuôi con là hành trình hạnh phúc của các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên có một số trẻ thường hay gắt gỏng, nhất là khi ngủ. Điều đó làm cho phụ huynh cảm thấy rất căng thẳng và lo lắng nhất là những người lần đầu làm bố mẹ. Vậy nguyên nhân nào làm cho trẻ gắt ngủ?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gắt ngủ
Tiếng khóc là một dạng truyền đạt cảm xúc và mong muốn của trẻ khi trẻ chưa biết sử dụng ngôn ngữ. Trẻ khóc liên quan đến giấc ngủ có rất nhiều nguyên nhân như:
- Tính cách của trẻ: Với những em bé có tính cách ‘ Thiên Thần – rất dễ tính” hoặc “ bài bản – y sách vở” thì em bé rất dễ nhận biết nhu cầu cũng như đáp ứng lại với việc dỗ dành rất dễ dàng, đa số các em bé đều có khả năng nằm ngủ một mình rất tốt, những trẻ này thể hiện việc tự ngủ rất sớm. Tuy nhiên, những em bé “ nhạy cảm – rất nhạy với kích thích, thay đổi môi trường, ánh sáng” hoặc em bé “ cáu kỉnh – trẻ phản ứng rất dữ dội với những điều trẻ không thích hoặc khi chưa được đáp ứng đúng nhu cầu” thường sẽ khó hơn và thường cần rất nhiều thời gian để dỗ dành, thời gian gắt ngủ cũng dài hơn
- Giai đoạn phát triển của trẻ: có những giai đoạn phát triển, đạt được những cột mốc cụ thể hoặc ngày wonder week, trẻ sẽ trở nên khó chịu, gắt ngủ nhiều hơn những ngày khác. Qua khung tuổi hoặc thời gian này, trẻ sẽ ổn định trở lại mà không cần phải can thiệp gì.
- Không có lịch sinh hoạt cụ thể: Sẽ dễ dàng hơn cho trẻ khi có lịch cụ thể, rõ ràng để có thể biết đâu là thời điểm được cho ăn, có những dấu hiệu báo trước để báo chuẩn bị được đi ngủ ( môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, ôm ấp hoặc đọc sách, tắm táp...) Ba mẹ có thể nghiên cứu và áp dụng công thức ban đầu của phương pháp easy hoặc phương pháp 4s hoặc 5s trong chu trình chuẩn bị cho trẻ đi ngủ.
- Trẻ quá buồn ngủ: Nhiều cha mẹ có thể không nhận ra được các tín hiệu khi trẻ buồn ngủ, không cho trẻ đi ngủ sớm khi có nhu cầu. Dẫn đến trẻ quá buồn ngủ, quá mệt vì không được ngủ đúng lúc và đủ giấc. Không phải em bé nào cũng có thể ngủ khi cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt, mà trẻ cần mẹ hoặc bố dỗ dành cho trẻ vào giấc ngủ. Nên bố mẹ cần nhận ra khi nào trẻ buồn ngủ, cho trẻ đi ngủ sớm hơn, sẽ giúp trẻ bớt gắt mỗi khi ngủ.
- Trẻ quá kích thích trước khi ngủ: trẻ cần được chuẩn bị một môi trường ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng và tiếng động trước khi cho bé đi ngủ, một điều kiện để cho bé biết mình sẽ được đi ngủ. Tránh cười đùa, chơi quá vui hoặc mở nhạc quá lớn, ánh sáng nhấp nháy, những kích thích quá mức trước khi ngủ sẽ làm trẻ khó đi vào giấc ngủ.
- Trẻ ngủ chưa đủ giấc: Khi trẻ đang ngủ có thể bị tỉnh dậy với một nguyên nhân nào đó, trẻ tỉnh giấc khi chưa ngủ đủ giấc sẽ gắt gỏng, khóc lóc, không chịu chơi.
- Trẻ bị đầy bụng: Nhiều mẹ thường cho trẻ ngủ bằng cách cho ti ngủ, khi trẻ ti nếu mẹ nhiều sữa sẽ làm trẻ no trong khi vẫn chưa ngủ được. Trẻ no nhưng vẫn muốn ti tiếp để ngủ, sẽ làm trẻ khó chịu đầy bụng, gắt ngủ dữ dội. Khi trẻ như vậy nên cho trẻ ợ hơi để bớt đầy bụng rồi hãy cho trẻ ngủ tiếp.
- Trẻ gặp ác mộng: Khi đang ngủ trẻ khóc thét, có thể do trẻ gặp một giấc mơ khiến trẻ sợ hãi và căng thẳng.
- Thiếu vitamin D: dẫn đến tình trạng thiếu canxi, trẻ biểu hiện thông qua việc hay gắt ngủ, đêm khóc dữ dội, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn...
Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Làm sao để khắc phục tình trạng gắt ngủ
2.1 Tập cho trẻ thói quen ngủ đều đặn và đúng giờ hơn
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ sẽ ngủ hầu hết thời gian trong ngày, nhưng cũng có một số trẻ ngủ khó hơn. Những trẻ này bố mẹ cần có một lịch sinh hoạt cụ thể cũn như nhận ra các dấu hiệu khi trẻ buồn ngủ, khi thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ như: ngáp, không chịu chơi, mắt lờ đờ... thì lập tức cho trẻ đi ngủ.
- Tạo môi trường ngủ cho bé: Trẻ sẽ ngủ dễ dàng hơn ở điều kiện môi trường có ít ánh sáng, không có tiếng ồn quá lớn, nhiệt độ thích hợp, thoáng đãng.
- Vào buổi tối: Cho trẻ thư giãn trước khi đi ngủ, tạo môi trường tối để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn và nên cho trẻ ngủ sớm hơn bình thường. Việc cho trẻ ngủ sớm giúp cho cơ thể trẻ tiết ra hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ của trẻ.
2.2 Vỗ về, an ủi trẻ
Trẻ nhỏ thường hay có cảm giác bất an, nên khi ngủ trẻ có thể khóc hay gặp phải giấc mơ khủng khiếp khiến trẻ khóc. Khi đó hãy ôm trẻ vào lòng, vỗ về và vuốt ve trẻ để giảm bớt cảm giác bất an. Ba mẹ có thể áp dụng trình tự ngủ 4s hoặc 5s tùy thuộc theo độ tuổi của trẻ gồm Sleep routine ( chu trình đi ngủ), Swaddling ( Quấn trẻ), Sitting ( Ngồi yên lặng) và Shush pat ( vỗ lưng nhẹ nhàng kèm tiếng xù hoặc tiếng ồn trắng nhẹ).
2.3 Bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ
Trẻ sẽ ngủ ngon hơn và ít gắt ngủ hơn nếu được bổ sung đầy đủ vitamin D. Nhu cầu vitamin D của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 400UI mỗi ngày, có thể bổ sung cho trẻ bằng đường uống các thực phẩm chức năng. Phơi nắng cho trẻ mỗi ngày từ 15-20 phút, việc tiếp xúc với ánh nắng mắt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
2.4 Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên rất cần thiết cho việc tổng hợp vitamin D, điều này hầu như ai trong chúng ta cũng biết. Nhưng ngoài tác dụng đó, việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên còn giúp cho trẻ thiết lập được nhịp sinh học ngày đêm. Nhất là cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng, việc này giúp cơ thể sản xuất ra hormone melatonin vào đúng thời điểm trong chu kỳ giấc ngủ sinh học của trẻ.
2.5 Không cho trẻ ăn quá no khi đi ngủ
Nếu quá no sẽ làm bụng trẻ khó chịu, khó ngủ, và làm trẻ quá mệt dẫn tới cáu gắt khi đi ngủ.
2.6 Cung cấp đủ sắt
Nếu trẻ đã ăn dặm, đảm bảo cung cấp trong chế độ ăn đầy đủ chất sắt
Trẻ sẽ ngủ tốt về ban đêm hơn. Sắt có trong các thực phẩm như các loại thịt màu đỏ, rau xanh, đậu....
2.6 Không ăn đồ ăn giàu năng lượng vào buổi tối
Không cho trẻ ăn những đồ ăn có nhiều năng lượng vào buổi chiều tối. Các thức ăn nhiều năng lượng như đồ ngọt, quả ngọt... Nếu cung cấp nhiều đô ăn giàu năng lượng trẻ sẽ phấn khích hơn, khó đi vào giấc ngủ. Khiến trẻ ngủ muộn hơn, mệt mỏi và buồn ngủ sẽ làm trẻ cáu gắt.
2.7 Đưa trẻ đi khám
Nếu như trẻ vẫn gắt ngủ, nhận thấy giấc ngủ của trẻ so với lứa tuổi quá ít, thiếu ngủ và nghi ngờ rối loạn giấc ngủ cần đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân, cách khắc phục.
Tóm lại trẻ gắt ngủ có rất nhiều lý do khác nhau, bố mẹ cố gắng nghe và phân biệt các tiếng khóc của trẻ để biết nguyên nhân và cách khắc phục mỗi khi con gắt. Nếu thấy con có những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ hoặc thiếu ngủ cần cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân và khắc phục tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B ,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong