Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh, hiện tượng này kéo theo tình trạng đau lưng và đau bụng dưới ở một số người.
Đa số chị em phụ nữ đều cảm thấy bị đau lưng ngày đèn đỏ hoặc các cơn đau quặn ở bụng dưới, cương tức ngực, một số lại cảm thấy đau đầu, chóng mặt, có thể buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Hiện tượng đau lưng và đau bụng dưới có thể xảy ra trước vài ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt như một dấu hiệu báo trước. Thậm chí các cơn đau lưng ngày đèn đỏ có thể kéo dài suốt chu kỳ và chỉ chấm dứt khi chu kỳ kinh chấm dứt.
Những cơn đau lưng kinh nguyệt thường là đau thắt lưng, âm ỉ, khó chịu, một số người còn có biểu hiện đau cấp tính, đau dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng ngày đèn đỏ chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin đột ngột gây nên các cơn co thắt trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi đến kỳ kinh nguyệt, các cơn co bóp tử cung để tống máu kinh ra ngoài cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng và đau bụng dưới.
Để làm giảm những chứng khó chịu, đau bụng, đau lưng kinh nguyệt có thể áp dụng những cách sau:
- Uống nhiều nước
- Uống ibuprofen hoặc naproxen sodium (nếu cơ thể bạn không bị dị ứng với aspirin hoặc bị hen suyễn nặng). Luôn luôn tuân theo hướng dẫn và chỉ định trên chai về liều lượng dùng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng nếu bị đau lưng ngày đèn đỏ
- Chườm nước ấm hoặc các nguồn nhiệt khác lên trên bụng hoặc ở thắt lưng để làm giảm chứng đau bụng, đau lưng kinh nguyệt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.