Vết loét lạnh ở trẻ: Nguyên nhân

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ bị vết loét lạnh hay còn gọi là mụn rộp lạnh thường xuất hiện ở miệng gần môi. Virus herpes simplex là nguyên nhân chính gây vết loét lạnh. Hầu hết trẻ bị vết loét lạnh sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc và giữ gìn vệ sinh tốt. Tuy nhiên, trẻ sẽ mang virus suốt đời dưới hai dạng là thể yên lặng hoặc bùng phát định kỳ.

1. Trẻ bị vết loét lạnh là mắc bệnh gì?

Vết loét lạnh hay còn gọi là mụn rộp lạnh, đây là những mụn nước nhỏ, bên trong chứa dịch thường xuất hiện ở gần hoặc trên môi. Các vết loét có thể tập trung thành từng cụm hoặc nằm riêng lẻ hoặc thành từng cụm. Mặc dù có tên là vết loét lạnh nhưng bệnh này lại không liên quan đến cảm lạnh.

Theo đó, cần phân biệt vết loét lạnh và loét canker với đặc điểm là miệng của loét canker trông giống núi lửa và chúng thường nằm rải rác ở trên lưỡi, lợi hoặc bên trong má.


Vết loét lạnh là những mụn nước nhỏ, bên trong chứa dịch thường xuất hiện ở gần hoặc trên môi
Vết loét lạnh là những mụn nước nhỏ, bên trong chứa dịch thường xuất hiện ở gần hoặc trên môi

2. Nguyên nhân gây vết loét lạnh

Virus herpes simplex là nguyên nhân gây vết loét lạnh. Virus herpes simplex có 2 type, trong đó, type 1 gây mụn rộp lạnh, còn type gây mụn rộp sinh dục, hoặc cũng có thể gây vết loét ở mặt và vùng sinh dục.

3. Vết loét lạnh lây nhiễm như thế nào?

Người bị nhiễm virus herpes simplex có thể xuất hiện dưới hai dạng là vết loét lạnh hoặc viêm nướu. Hầu hết những người lớn bị nhiễm virus herpes simplex là bị nhiễm lúc còn nhỏ, thông qua các đường lây lan như:

  • Dùng chung ly, chén, dụng cụ hoặc đồ chơi với trẻ/người bị nhiễm virus.
  • Bị hôn và tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm virus (có thể có triệu chứng hoặc không).
  • Lây từ mẹ bị nhiễm virus sang con qua ngã sinh âm đạo. Tuy nhiên, vết loét lạnh ở trẻ không lây truyền qua sữa mẹ khi mẹ bị nhiễm virus cho con bú.

Người bị nhiễm virus herpes simplex có thể xuất hiện dưới hai dạng là vết loét lạnh hoặc viêm nướu
Người bị nhiễm virus herpes simplex có thể xuất hiện dưới hai dạng là vết loét lạnh hoặc viêm nướu

4. Trẻ bị vết loét lạnh có triệu chứng nào?

Trẻ bị vết loét lạnh nguyên phát (nghĩa là nhiễm virus herpes simplex lần đầu tiên) sẽ có các triệu chứng sau:

Các triệu chứng chính của vết loét lạnh có thể xuất hiện với mức độ nhẹ, đôi khi trẻ có thể không biết rằng mình đang nhiễm virus gây bệnh. Sau khoảng 10 - 14 ngày, vết loét lạnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, trẻ vẫn bị nhiễm virus suốt đời. Khi tồn tại trong cơ thể, virus sẽ biểu hiện dưới 2 dạng, một là thể yên lặng, không gây triệu chứng, hoặc là xuất hiện định kỳ với biểu hiện là các mụn rộp lạnh.

Trong những đợt trẻ bị vết loét lạnh thứ phát, trẻ có thể không bị sưng nướu, sốt, đau họng hoặc nổi hạch, tuy nhiên các mụn rộp lạnh có thể phồng lên ở gần hoặc trên môi.

5. Vết loét lạnh ở trẻ có nguy hiểm không?

Mụn rộp lạnh ở miệng không nguy hiểm nhưng nếu virus herpes simplex lây truyền sang các bộ phận khác trong cơ thể có thể gây nguy hiểm.

Việc trẻ bị vết loét lạnh trong sáu tháng đầu đời là không bình thường, vì trong giai đoạn này trẻ nhận được các kháng thể từ mẹ để giúp trẻ bảo vệ trước các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nhiễm virus herpes simplex gây lở miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ sớm, phòng ngừa virus lây lan đến não cũng như các cơ quan khác gây tổn thương nghiêm trọng và có thể để lại những di chứng vĩnh viễn hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Khi trẻ bị vết loét lạnh, cần tránh để trẻ chạm vào mắt vì nếu virus lây đến mắt (gọi là herpes ở mắt) sẽ dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Lúc đó, nếu thấy trẻ bị đau phía trên mí mắt hoặc ở bề mặt của mắt, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, không để lại sẹo ở giác mạc. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, mụn rộp ở mắt có thể làm suy yếu gây mù lòa.

6. Điều trị vết loét lạnh ở trẻ

Phần lớn vết loét lạnh ở trẻ sẽ tự khỏi. Trong thời gian chờ vết loét khỏi, cha mẹ có thể thực hiện các cách sau để giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu:

  • Chườm khăn lạnh, khăn mát lên vùng bị mụn rộp lạnh để làm giảm sưng đỏ.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể được cho uống thuốc giảm đau loại nhẹ với liều lượng thích hợp (ví dụ như acetaminophen hoặc ibuprofen). Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào, cha mẹ cũng nên thận trọng cho con uống thuốc giảm đau. Nếu cần thiết hãy xin ý kiến tư vấn và chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
  • Khi trẻ bị vết loét lạnh cần tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm hoặc trái cây có chứa nhiều axit như cam, quýt vì có thể khiến trẻ cảm thấy đau hơn ở vị trí xuất hiện mụn.
  • Có thể cho trẻ dùng thuốc mỡ không kê đơn để giúp giảm đau và chữa lành mụn rộp lạnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc mỡ không kê đơn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị vết loét lạnh mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng virus.
  • Nếu vết loét lạnh khiến trẻ bị đau và trẻ không thể ăn uống được, cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay lập tức.

Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ
Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ

7. Phòng ngừa vết loét lạnh ở trẻ

Một vết thương hở ở môi bị nhiễm trùng là cơ hội để virus thâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa virus gây vết loét lạnh ở trẻ, cần lưu ý như sau:

  • Nếu người lớn bị mụn rộp cần tránh hôn trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cho đến khi mụn rộp lành hẳn. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống như ly, cốc, chén, đũa, ... chung.
  • Nếu trẻ bị vết loét lạnh, cần rửa tay cho trẻ thường xuyên, giữ cho trẻ không chạm mụn rộp, không chia sẻ đồ chơi cũng như dùng chung dụng cụ ăn uống với trẻ khác vì có thể làm virus lây lan, không cho trẻ hôn những trẻ khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chống nắng cho trẻ bằng mũ rộng vành hoặc kem dưỡng môi khi ra ngoài trời nắng để làm giảm nguy cơ bùng phát khi trẻ bị nhiễm virus.

Virus herpes simplex là nguyên nhân gây ra vết loét lạnh ở trẻ, có thể lây truyền qua đường từ mẹ sang con khi sinh hoặc do hôn, tiếp xúc với người nhiễm virus. Bệnh cũng lây truyền khi dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc dụng cụ ăn uống với người nhiễm virus.

Vết loét lạnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe