Vẩy nến: Bệnh tự miễn và những điều cần biết

Vẩy nến là một bệnh tự miễn mãn tính, khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh. Tình trạng này gây ra các mảng da đỏ, ngứa, có vảy, và thường kéo dài suốt đời với các đợt bùng phát và thuyên giảm. Không giống như phát ban thông thường, vẩy nến khó cải thiện với các sản phẩm chăm sóc da thông dụng.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả như thuốc sinh học, liệu pháp ánh sáng, và các biện pháp chăm sóc tại nhà, giúp giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Các bệnh tự miễn rất phức tạp, không giống như cảm cúm hay cảm lạnh và rất khó để xác định một nguyên nhân cụ thể. Vẩy nến không có một nguyên nhân duy nhất mà liên quan đến:

  • Yếu tố di truyền: Người có gia đình mắc bệnh vẩy nến sẽ có nguy cơ cao hơn. Các nhà khoa học đã xác định nhiều gen liên quan đến bệnh này.
  • Yếu tố môi trường: Một số "yếu tố kích hoạt" từ môi trường có thể làm khởi phát hoặc nặng thêm triệu chứng vẩy nến, như:
    • Nhiễm trùng
    • Căng thẳng kéo dài
    • Chấn thương da
    • Thời tiết hanh khô
    • Một số loại thuốc

Mối liên quan giữa vẩy nến và các bệnh tự miễn khác

Ngoài vẩy nến, người bệnh còn có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn khác, phổ biến nhất là viêm khớp vẩy nến (PsA). Khoảng 30-40% người mắc vẩy nến phát triển PsA trong vòng 5-10 năm kể từ khi xuất hiện các triệu chứng trên da.

Dấu hiệu viêm khớp vẩy nến (PsA):

  • Ngón tay hoặc ngón chân sưng tấy, giống như hình xúc xích (dactylitis)
  • Biến đổi hoặc vấn đề về móng
  • Đau và sưng ở một hoặc nhiều khớp
  • Đau ở vùng lưng dưới/vùng mông (khớp cùng chậu)

Các bệnh tự miễn khác liên quan đến vẩy nến bao gồm:

 Khoảng 30-40% người mắc vẩy nến phát triển thành viêm khớp vẩy nến rong vòng 5-10 năm kể từ khi xuất hiện các triệu chứng trên da
Khoảng 30-40% người mắc vẩy nến phát triển thành viêm khớp vẩy nến rong vòng 5-10 năm kể từ khi xuất hiện các triệu chứng trên da

Chẩn đoán bệnh vẩy nến 

Hãy gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ có triệu chứng vẩy nến. Chẩn đoán thường bao gồm:

  • Khai thác tiền sử bệnh
  • Kiểm tra da, da đầu, và móng
  • Sinh thiết da (khi cần thiết)

Hãy báo cáo bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến khớp như đau gót chân, sưng khớp, hoặc cứng khớp vào buổi sáng để bác sĩ kiểm tra nguy cơ viêm khớp vẩy nến.

Vì vẩy nến thường đi kèm với viêm khớp vẩy nến, bạn sẽ muốn biết càng sớm càng tốt nếu bạn mắc cả hai bệnh. Chẩn đoán sớm và điều trị viêm khớp vẩy nến có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho các khớp.

Quản lý và điều trị vẩy nến

Việc quản lý bệnh vẩy nến đòi hỏi kết hợp giữa:

  • Điều trị y khoa:
    • Kem bôi da chứa corticosteroid
    • Thuốc sinh học như etanercept, infliximab
    • Liệu pháp ánh sáng
    • Thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, cyclosporine)
  • Thay đổi lối sống:
    • Tắm yến mạch để giảm ngứa
    • Dưỡng ẩm da thường xuyên
    • Tránh rượu, thuốc lá, và căng thẳng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe