Vai trò của siêu âm phổi trong cấp cứu và hồi sức tim mạch

Bài viết bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Trần Đức Tuấn - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hiện nay, siêu âm phổi đang được coi là thăm dò tại giường đạt “tiêu chuẩn vàng” trong hồi sức cấp cứu giúp xác định nhanh các bất thường của phổi như xẹp phổi hay tràn khí, tràn dịch, tràn máu màng phổi,...vậy các vai trò khác của siêu âm phổi trong cấp cứu và hồi sức tim là gì?

1. Siêu âm phổi là gì?

Siêu âm phổi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng vị trí đầu dò được đặt tùy thuộc từng trường hợp bệnh như: khí trong nhu mô phổi, dịch trong nhu mô phổi, đông đặc phổi, tràn khí màng phổi và các bất thường phổi khác giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh hô hấp.

Siêu âm phổi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các cận lâm sàng khác như:

  • Chi phí thấp nên thuận lợi tất cả đối tượng bệnh nhân
  • Không sử dụng bất kỳ bức xạ nào như các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác nên đảm bảo không ảnh hưởng đến bệnh nhân, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Quy trình thực hiện nhanh chóng, hình ảnh rõ nét giúp xác định cụ thể các thông tin tại vùng siêu âm khảo sát.
  • Bệnh nhân không cần chuẩn bị trước khi siêu âm, không gây đau và không có biến chứng

Đặc biệt đối với siêu âm phổi trong cấp cứu bệnh nhân suy hô hấp có giá trị rất lớn, vì có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và sử dụng kháng sinh kịp thời giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân.


Siêu âm phổi có giá thành khá rẻ
Siêu âm phổi có giá thành khá rẻ

2. Siêu âm phổi được thực hiện như thế nào?

Việc khảo sát dựa vào siêu âm phổi tương tự như kỹ thuật siêu âm thông thường, tuy nhiên kỹ thuật viên cần xác định 4 điểm giải phẫu trên mỗi bên ngực để khảo sát gồm:

  • Điểm 1: Thành ngực trước trên, khoảng gian sườn 2 giao với đường giữa xương đòn
  • Điểm 2: Đường nách trước, khoảng gian sườn thứ 5 (đường nối 2 núm vú) giúp kiểm tra thùy giữa phía bên phải
  • Điểm 3: Ngang mức cơ hoành ở đường nách giữa
  • Điểm 4: Chính là điểm ngay sau điểm 3 còn được gọi là điểm PLAPS (hội chứng phế nang hoặc màng phổi)

3. Vai trò của siêu âm phổi trong cấp cứu và hồi sức tim mạch

Siêu âm phổi (LUS) là thành phần chính trong siêu âm chăm sóc nguy kịch (CCUS), có thể bao gồm siêu âm tim được sử dụng để đánh giá bệnh nhân bị suy hô hấp do phù phổi nguyên nhân từ tim, tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi. Bên cạnh đó, siêu âm phổi còn có thể chẩn đoán được các bất thường về màng phổi, gãy xương sườn,....


Trẻ em bị viêm phổi sẽ được chỉ định siêu âm phổi
Trẻ em bị viêm phổi sẽ được chỉ định siêu âm phổi

Đối với trẻ em, siêu âm phổi còn được sử dụng để thay thế X-quang trong một số trường hợp viêm phổi, vì X-quang phổi nhiều lần trong một đợt điều trị có thể làm tăng phơi nhiễm tia X cho trẻ. Siêu âm phổi sẽ giúp chẩn đoán xác định viêm phổi trẻ em khi thấy hình ảnh động đặc phổi (viêm phổi thùy), hoặc những ổ đông đặc rải rác (phế quản viêm, viêm phổi lan tỏa) cũng như các biến chứng của viêm phổi như phổi hoại tử, abcess phổi, tràn dịch màng phổi,...

Siêu âm phổi có vai trò rất quan trọng trong thăm khám, chẩn đoán, cấp cứu và hồi sức tim mạch. Siêu âm phổi không gây tổn hại đến sức khỏe, có thể thực hiện nhiều lần, cho kết quả chính xác cao, chi phí thấp, quy trình thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, kết quả siêu âm phổi phụ thuộc rất lớn vào thiết bị siêu âm. Thiết bị hiện đại sẽ cho hình ảnh sắc nét, chi tiết, cụ thể hơn. Từ đó dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường ngay cả ở giai đoạn đầu với những biểu hiện rất nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe