Ưu nhược điểm của kem chống nắng hóa học

Hiện nay có nhiều loại kem chống nắng được sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa những tác động có hại của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, bảo vệ làn da khỏi lão hóa và ung thư. Do có tính chất mỏng và lan tỏa, số lượng sử dụng mỗi lần ít hơn nhưng vẫn đảm bảo chức năng bảo vệ da nên kem chống nắng hóa học rất lý tưởng để sử dụng hàng ngày.

1. Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) là loại kem chống nắng chứa các thành phần hữu cơ chủ yếu như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,... hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp cũng như an toàn hơn, không gây tổn hại đến da. Tùy thuộc vào thành phần mà mỗi loại kem chống nắng sẽ ngăn được tia UVA và tia UVB, việc kết hợp giữa các thành phần với nhau sao cho tạo thành một phức hợp ngăn ngừa tia UV ổn định sẽ quyết định chất lượng của một kem chống nắng hóa học.

2. Ưu điểm kem chống nắng hoá học

Các đặc điểm khiến cho kem chống nắng hóa học được ưa chuộng gồm có:

  • Tính chất mỏng và lan tỏa trên da giúp kem chống nắng hóa học trở nên lý tưởng để sử dụng hàng ngày.
  • Số lượng sử dụng mỗi lần ít hơn nhưng vẫn đảm bảo chức năng bảo vệ da.
  • Trong các sản phẩm kem chống nắng hóa học thường có bổ sung các thành phần dưỡng da như peptide, enzyme giúp tăng hiệu quả dưỡng da trong một sản phẩm duy nhất.
  • Sau khi sử dụng kem chống nắng hóa học không để lại lớp màng trắng trên da, dễ thẩm thấu vào da, không làm da bị bóng dầu.
  • Đáp ứng nhu cầu của của đa dạng người dùng nhờ nhiều loại chỉ số SPF khác nhau, đặc biệt có thể bổ sung thêm khả năng kháng nước.

Kem chống nắng hoá học giúp ngăn ngừa những tác động có hại của ánh nắng mặt trời
Kem chống nắng hoá học giúp ngăn ngừa những tác động có hại của ánh nắng mặt trời

3. Những hạn chế của kem chống nắng hóa học

Các đặc điểm hạn chế của kem chống nắng hóa học gồm:

  • Có khả năng gây kích ứng với các loại da nhạy cảm nếu độ SPF cao kèm với nguy cơ kích ứng và châm chích ở các bộ phận tiếp xúc với nó, bao gồm cả da và mắt.
  • Chỉ có hiệu lực trong khoảng 20 phút sau khi thoa lên da, lớp bảo vệ mà nó cung cấp sẽ bị sử dụng nhanh hơn dưới ánh sáng UV trực tiếp nên rất cần phải bôi lại thường xuyên.
  • Dễ gây nên sự gia tăng các đốm màu nâu có sẵn và đổi màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn.

4. Làm thế nào để lựa chọn kem chống nắng hóa học đúng cách?

Các thông tin người sử dụng cần quan tâm khi lựa chọn các loại kem chống nắng hóa học để đảm bảo độ an toàn cho làn da gồm:

  • Broad spectrum: Quang phổ rộng giúp bảo vệ làn da trước cả UVA và UVB.
  • Non Comedogenic: Không gây dị ứng (không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Không dầu.
  • Không chứa paraben.
  • SPF ít nhất 30 trở lên.

Để nhận biết nhanh kem chống nắng hóa học, bạn có thể tìm các thành phần hữu cơ trên bao bì sản phẩm có tác dụng hấp thụ tia UV như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,....

Nhìn chung, kem chống nắng hóa học sẽ phù hợp để lựa chọn trong các điều kiện như đi bơi, đi biển, người chơi thể thao hoặc ra nhiều mồ hôi trong ngày vì những ưu điểm như trên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe