Uống thuốc bằng nước gì?

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang - Dược sĩ lâm sàng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thuốc cần được đưa từ miệng xuống dạ dày, được hòa tan và đưa xuống ruột là nơi thuốc thường được hấp thu nhiều nhất. Nước đun sôi để nguội là loại nước phù hợp nhất để uống thuốc.

1. Các loại thức uống ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc

Một số loại nước khác (như nước chè, sữa, nước cam..) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

  • Sữa có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc như kháng sinh ciprofloxacin, doxycycline.
  • Nước hoa quả như nước cam, nước bưởi chùm... có thể thay đổi hấp thu hoặc chuyển hóa của thuốc do đặc tính acid hoặc khả năng kích thích các enzym chuyển hóa thuốc.
  • Nước ép của các loại rau chứa nhiều vitamin K như rau bắp cải, xà lách, cải kale ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông kháng vitamin K như warfarin, acenocoumarol...

>>> Những điều cần ghi nhớ đối với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông


Một số thức uống ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc
Một số thức uống ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc

2. Uống thuốc với lượng nước như thế nào là phù hợp?

Lượng nước dùng để uống thuốc cần đủ để đưa thuốc xuống dạ dày sau đó xuống ruột non và đủ để hòa tan thuốc. Một số thuốc cần uống cùng lượng nước nhiều hơn các thuốc khác. Ví dụ thuốc chống viêm giảm đau nhóm phi steroid như ibuprofen, diclofenac... cần uống đủ nước tránh kích ứng dạ dày. Thuốc điều trị loãng xương bisphosphonate cần uống với một lượng nước đủ để tránh kích ứng thực quản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe